1. Ho là gì?

Ho là kết quả một loạt các hoạt động hô hấp lần lượt diễn ra như sau:

(1) hít sâu vào

(2) thở ra mạnh trong khi thanh môn đóng

(3) thanh môn mở ra đột ngột và không khí tống ra ngoài

(4) hít vào trở lại sau khi ho xong.

Tiếng vang đầu tiên nghe được trong thì khí tống ra ngoài chính là tiếng HO.

Ho được phân ra thành ho khan (khi ho không có đàm) và ho khạc đàm.

[button text=”Gọi tư vấn 24/7″ letter_case=”lowercase” color=”alert” padding=”10px 40px 10px 40px” icon=”icon-angle-right” link=”tel:02463280499″] [/col] [col span=”6″ span__sm=”12″ span__md=”10″ border=”30px 30px 0px 0px” border_margin=”-30px -30px 30px 30px” border_color=”rgb(253, 111, 94)”] [ux_banner height=”58%” height__sm=”300px” height__md=”400px” bg=”25656″] [text_box width__sm=”60″ position_x=”50″ position_y=”50″] [/text_box] [/ux_banner] [/col] [/row] [row style=”large” v_align=”middle” h_align=”center”] [col span__sm=”12″ span__md=”10″ padding=”0px 0px 30px 0px”]

2. Sinh lý Ho

Cung phản xạ Ho bao gồm:

(1) thụ thể ho nằm tại hạ hầu, thanh, khí, phế quản lớn, nhỏ, màng nhĩ, ống tai ngoài, nhận ra các kích thích gây ho từ môi trường bên ngoài

(2) thần kinh X hướng tâm chuyển các kích thích ho vào não bộ và tận cùng tại nhân bó đơn độc

(3) trung tâm ho xử lý các thông tin gây ho nằm tại cuống não (hành não)

(4) thần kinh ly tâm sẽ mang quyết định xử lý ho từ trung tâm ho ra ngoài

(5) cơ quan ngoại vi bao gồm các cơ đóng nắp thanh môn, cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thẳng bụng chịu trách nhiệm thực hiện lệnh của trung tâm ho bằng cách co cơ gây ra động tác ho.

Trung tâm điều khiển ho: bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng, người ta đã thực sự phát hiện được các trung tâm điều khiển ho nằm trên não bộ.

Thần kinh ly tâm: đi từ trung tâm điều khiển ho đến các cơ hô hấp và cơ quanh thanh quản, khí phế quản

Các cơ hô hấp ngoại biên phụ trách thở ra (cơ liên sườn, cơ thẳng bụng) co thắt làm tăng áp lực trong ổ bụng và trong lồng ngực chuẩn bị cho khí tống ra ngoài; cơ đóng nắp thanh môn đóng chặt nắp thanh môn làm khi bị giữ lại trong đường thở, tạo điều kiện cho áp lực tăng lên; ngoài ra xung động đi từ trung tâm điều khiển ho cũng làm co thắt phế quản, gây tăng tiết nhầy từ các tuyến dưới niêm mạc.

[/col] [/row] [row style=”large” v_align=”middle” h_align=”center”] [col span=”6″ span__sm=”12″ span__md=”10″ padding=”0px 0px 30px 0px”]

3. Nguyên tắc điều trị Ho

(1) Ưu tiên điều trị nguyên nhân

(2) Chỉ điều trị triệu chứng khi

(a) Ho quá nhiều làm bệnh nhân không chịu nổi

(b) Chưa xác định được nguyên nhân

(c) Điều trị nguyên nhân chưa đủ khống chế ho

(d) Điều trị nguyên nhân không thể được hay thất bại

Tần suất nguyên nhân gây ho thường gặp là:

  • GERD: 74%.
  • Hội chứng chảy mũi sau (Tai mũi họng): 53%.
  • Hen (dạng ho): 29%
  • Viêm phế quản tăng tế bào ái toan không do hen: 25%.

Ho kéo dài trên 1 BN có thể do nhiều nguyên nhân:

Chỉ có 1 nguyên nhân: 30%

2 nguyên nhân là 37.5%; 3 là 30%; 4 là 2,5%

[/col] [col span=”6″ span__sm=”12″ span__md=”10″ border=”30px 30px 0px 0px” border_margin=”-30px -30px 30px 30px” border_color=”rgb(253, 111, 94)”] [ux_banner height=”93%” height__sm=”300px” height__md=”400px” bg=”25677″ bg_size=”original”] [text_box width__sm=”60″ position_x=”50″ position_y=”50″] [/text_box] [/ux_banner] [/col] [/row] [row style=”large” v_align=”middle” h_align=”center”] [col span__sm=”12″ span__md=”10″ padding=”0px 0px 30px 0px”]

4. Kế hoạch điều trị Ho

Điều trị ho cấp tính < 3 tuần:

Nhiễm siêu vi:

  • Đa số chỉ cần bù đủ dịch, làm ấm đường thở
  • Ho nhiều dùng thuốc ho (kể cả thảo dược), kháng histamin
  • Dextromethorphan (Codein)

Chảy dịch mũi sau: chảy dịch, ngứa, vướng họng:

  • Antihistamin thế hệ 1 + giảm sung huyết có hiệu quả
  • Antihistamin thế hệ mới + giảm sung huyết không hiệu quả
  • Kháng sinh chỉ định khi chảy mũi nhầy mủ > 10 – 14 ngày

Nhiễm vi khuẩn: kháng sinh

Điều trị ho kéo dài > 3 tuần

Thường do nhiều nguyên nhân gây ra

Ho > 2 – 3 tháng hiếm khi do nhiễm trùng hô hấp trên

Nguyên nhân theo thứ tự thường gặp là:

  • Hội chứng chảy mũi sau (viêm mũi xoang mạn)
  • Hen và các bệnh viêm phế quản tăng tế bào ái toan khác
  • GERD
  • Viêm phế quản mạn,
  • Giãn phế quản
  • Viêm phế quản tăng phản ứng tính sau nhiễm trùng
  • Sử dụng thuốc ức chế men chuyển
  • LAO PHỔI / PHẾ QUẢN (Việt nam)

Nguyên nhân và cách điều trị:

– Hội chứng chảy mũi sau: Corticoid tại chỗ + Antihistamin

Anticholinergic tại chỗ + Kháng sinh (nếu chỉ định)

– Hen và VPQ: Giãn phế quản đường xịt

ICS, ICS/LABA, Antileukotrien

– GERD: Thay đổi lối sống

Anti histamin H2, ức chế bơm proton, điều hòa co thắt dạ dày

– BPTNMT: Cai thuốc lá; Giãn phế quản xịt tác dụng ngắn / dài

Tiêu đàm nhóm acetyl cystein

– Viêm phế quản: Dẫn lưu, Giãn phế quản, Kháng sinh khi có nhiễm trùng

Tiêu đàm giúp khạc đàm tốt hơn

– VPQ phản ứng sau nhiễm trùng: Corticoid uống + Anticholinergic tại chỗ

Thuốc ức chế ho trong trường hợp nặng: dextromethorphan

– Dùng thuốc UCMC: Ngưng thuốc UCMC, thay bằng thuốc ức chế thụ thể AT II

5. Điều trị triệu chứng Ho

Chỉ định điều trị triệu chứng ho:

– Điều trị nguyên nhân không thể thực hiện:

(1) Không xác định được nguyên nhân

(2) Không thể điều trị nguyên nhân (K phế quản)

– Điều trị nguyên nhân đơn thuần

– Ho quá nhiều làm bệnh nhân không chịu nổi

Cơ chế tác dụng

– Ức chế các vị trí khác nhau / cung phản xạ ho: (1) trung tâm ho: ức chế ho trung ương; (2) thụ thể ho: ức chế ho ngoại biên.

– Hiệu quả thuốc ho thực sự không cao vì thế có rất nhiều thuốc ho đang được tiếp tục phát triển

Các nhóm thuốc giảm ho – tiêu đàm:

Nhóm thuốc giảm ho á phiện: morphine, diamorphine, codein : là thuốc ức chế ho trung ương; Morphine + Diamorphine dành cho đau + ho trong ung thư phế quản giai đoạn cuối có ho kèm đau nhức; Codein dành cho ho kéo dài. Thận trọng khi sử dụng thuốc đặc biệt trên BN suy gan, suy thận vì thuốc có khả năng (1) gây nghiện, (2) ức chế hô hấp, liệt ruột; (3) gây khò khè vì tăng phóng thích histamin (hiếm)

Nhóm thuốc giảm ho không á phiện: (1) Dextromethorphan: Thuốc ức chế ho trung ương không á phiện, dẫn xuất tổng hợp của morphine, không giảm đau & an thần;Hiệu quả ~ codein trong giảm ho cấp & mạn; 30 mg hiệu quả / nhiễm trùng hô hấp trên. (2) Baclofen: đồng vận GABA, hiệu quả chống ho do UCMC; chưa thử nghiệm lâm sàng

Nhóm thuốc gây tê tại chỗ: (1) Lidocain: thuốc ức chế ho ngoại biên; phun khí dung có hiệu quả trong ho kháng trị; tác dụng qua cơ chế ức chế thụ thể cảm giác, nhưng đồng thời cũng làm mất đi phản xạ bảo vệ của phổi; không dùng trên bệnh nhân hen vì gây co thắt phế quản nghiêm trọng; chưa có thử nghiệm lâm sàng

Thuốc tiêu đàm: (1) Cắt cầu nối –S–S– : thuộc nhóm acetyl cystein: N acetyl cystein, Carbocystein, Methylcystein; làm giảm độ quánh nhưng không tăng thể tích đàm, giúp khạc đàm dễ hơn; có hiệu quả chống oxy hóa, giảm đợt cấp BPTNMT. (2) Cắt cầu nối oligo saccharides: Bromhexin; Ambroxol.

Tóm tắt điều trị triệu chứng ho

Ho cấp thoáng qua trong nhiễm trùng hô hấp trên

Ho kháng trị do ung thư giai đoạn cuối:

  • Morphine, Diamorphine: Ho + Đau đớn + Lo âu
  • Codein, Dextromethorphan: Ho đơn thuần
  • Phun khí dung thuốc Lidocain

Ho khan dai dẳng đặc biệt về đêm gây mất ngủ:

Codein, Dextromethorphan

Nguồn: TS.BS. Lê Khắc Bảo

Điều trị ho bằng đông y

Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn và điều trị ho hiệu quả cho trẻ em.