Nổi mụn nước trong khoang miệng là vấn đề rất dễ bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nếu mụn tại khoang miệng do ung thư thì cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị mụn nước trong miệng hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Mụn nước trong miệng là gì?

Mụn nước trong khoang miệng là một tổn thương dạng sưng phồng, kích thước khá nhỏ, bên trong chứa dịch lỏng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau họng, nổi hạch hàm, hôi miệng… hoặc không kèm theo dấu hiệu khác.

Dấu hiệu nhận biết

Mụn nước trong miệng có thể trông khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí xuất hiện. Tuy nhiên, chúng có các dấu hiệu chung là:

  • Xuất hiện dưới dạng các vết loét hay nốt mụn có mũ màu trắng hoặc vàng ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt môi, bên trong má, lưỡi hoặc nướu.
  • Cảm thấy đau, rát, khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng

  • Nhiệt miệng: Nhiệt miệng chính là tình trạng viêm nhiễm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ban đầu, những nốt mụn nhiệt miệng cũng là do mụn nước vỡ ra và gây đau rát.

  • Mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục là bệnh lý lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung bàn chải, đồ dùng ăn uống. 
  • Ung thư khoang miệng

    Một trong những dấu hiệu sớm nhất của ung thư miệng là sự xuất hiện của các vết loét hoặc những mảng màu bất thường trong miệng.

    Những mảng này thường có màu đỏ tươi, trắng hoặc xám và thường xuất hiện ở má, dưới lưỡi hoặc sau răng hàm. Khác với các vết loét thông thường, vết loét do ung thư thường kéo dài hơn hai tuần và không tự khỏi

  • Do bệnh bạch sản niêm mạc: Đây chính là tình trạng các mô tế bào ở khoang miệng bị tăng sinh quá mức, lan rộng và gây viêm loét. Bệnh tuy không gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy phức tạp. 
  • Do bệnh sởi: Tình trạng nổi mụn nước trong miệng do bệnh sởi gây ra hay còn được gọi là Koplick. Bệnh đi kèm với những triệu chứng khác như sốt, ho khan, chảy nước mũi. 
  • Do bệnh thủy đậu: Người bị thủy đậu có thể bị nổi vài nốt mụn nước ở trong khoang miệng. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân gặp không ít khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

  • Do bệnh tay chân miệng: Nếu như bạn mắc bệnh tay chân miệng thì các nốt mụn nước sẽ xuất hiện tại lớp niêm mạc miệng như má trong, nướu, lưỡi với kích thước khá nhỏ.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Xem thêm

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi các mụn nước trong miệng xuất hiện kéo dài hơn 2 tuần hoặc tái phát nhiều lần mặc dù đã dùng thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Việc kéo dài tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn

Cách điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà

Cách chữa nổi mụn nước trong khoang miệng sẽ khác nhau tùy theo đối tượng mắc phải là trẻ sơ sinh, trẻ em, hay người lớn. Áp dụng một số biện pháp sau đây tại nhà có thể đem lại hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng lan ra toàn thân có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, vì vậy không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tới cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

Đối với trường hợp nổi mụn nước trong miệng thông thường ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp tự điều trị tại nhà như sau:

  • Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày: Sử dụng gạc tiệt trùng nhúng vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng toàn bộ khoang miệng của bé. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm mát và giàu vitamin A, vitamin C vào khẩu phần như rau ngót, nước cam, cà chua, bông cải…
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước: Hãy đảm bảo rằng trẻ sơ sinh uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Một trẻ nặng 10kg cần khoảng một lít nước/ngày, bao gồm cả sữa. Đối với trẻ nặng hơn 10kg, cần bổ sung thêm 50 mililit nước cho mỗi kg thêm.
  • Lau người bằng nước mát thường xuyên: Trong mùa hè, cha mẹ nên thường xuyên lau người bé bằng nước mát để giúp cơ thể giải nhiệt và giảm cảm giác nóng trong miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý không lau quá lâu để tránh việc bé bị cảm lạnh.

Đối với trẻ em

Những trẻ trên 4 tuổi, nếu nổi mụn nước trong khoang miệng có thể sử dụng một số nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để điều trị như mật ong, nha đam.

Cách 1: Dùng nha đam: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Nha đam cũng giúp giảm đau và sưng tấy. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ gel nha đam (lô hội)
  • Bước 2: Thoa gel nha đam trực tiếp lên mụn nước trong miệng và để trong khoảng 1 tiếng.
  • Bước 3: Sau đó, dùng một tấm vải sạch nhúng vào nước ấm và lau sạch. Lưu ý: Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày. Hãy chọn sản phẩm gel nha đam có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cách 2: Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Nó giúp giảm đau và khó chịu do vi khuẩn gây ra. Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng tăm bông lấy mật ong nguyên chất và bôi lên vị trí mụn nước trong miệng.
  • Bước 2: Giữ mật ong trong miệng từ 1-2 giờ để có hiệu quả tốt nhất. Mật ong không gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Bước 3: Rửa sạch mật ong và thực hiện đều đặn để thấy kết quả rõ rệt.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn nước trong miệng và những cách điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts