Đau khớp thái dương hàm là tình trạng phổ biến không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhai và nói.Các bài tập khớp thái dương hàm có khả năng cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh và phục hồi khả năng vận động của toàn hàm. Không những vậy, việc tập luyện đúng cách còn giúp giảm đau nhức hiệu quả, đem lại sự dễ chịu, thoải mái khi cử động hàm để ăn uống, giao tiếp.Hãy cùng tìm hiểu một số bài tập khớp thái dương hàm qua bài viết sau đây nhé!
Cơ chế tác động của các bài tập khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm khớp nối giữa xương hàm dưới với hộp sọ, nằm ở vị trí ngay bên dưới 2 tai trái. Khớp này có chức năng đóng mở hàm, cho phép bạn thực hiện các cử động ăn, nhai, nuốt thức ăn, trò truyện giao tiếp… Do đó, khi có bất kỳ tác động hay tổn thương nào đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cac chức năng này.
Bệnh lý này không quá nghiêm trọng và có thể được cải thiện thông qua các biện pháp đơn giản như massage, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc thực hiện các bài tập khớp thái dương hàm.
Các bài tập khớp thái dương hàm
1 Bài tập thư giãn hàm
Để giảm đau khớp thái dương hàm hiệu quả bạn nên ưu tiên chọn các bài tập tập trung làm thư giãn. Khi đạt được hiệu quả này, các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm, đồng thời giúp phục hồi sự khỏe mạnh và chức năng hoạt động của khớp hàm
Cách thực hiện :
- Đặt lưỡi của bạn lên vòm miệng phía sau răng cửa hàm trên.
- Thả lỏng các cơ hàm sao cho các răng không cắn chặt vào nhau.
- Mở miệng ra đến một mức thoải mái và lặp lại bài tập (bạn có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi há miệng lớn).
2 Bài tập cằm đôi
Đây là bài tập giảm đau khớp thái dương hàm cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện và thành công ngay trong lần tập đầu tiên.
Cách thực hiện
- Bạn ngồi trên ghế hoặc đứng, giữ cho cổ và lưng thẳng.
- Từ từ đưa cằm ra phía sau giống như tạo thành hình cằm đôi.
- Giữ tư thế này trong vòng 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Lặp lại liên tục 10 lần cho mỗi lần tập để đạt hiệu quả tốt nhất.
3 Bài tập chuyển động hàm sang hai bên
Bài tập chuyển động hàm làm tăng tính di động cho khớp thái dương hàm đồng thời giúp thư giãn, giảm đau, giảm căng cứng các vùng cơ xung quanh. Bạn có thể cải thiện khả năng cử động của khớp hàm với các động tác như sau:
- Đặt một vật có độ dày khoảng 1cm giữa răng cửa của hai hàm như que đè lưỡi xếp chồng lên nhau hoặc cục cắn bằng silicone.
- Từ từ di chuyển hàm từ bên này sang bên kia.
- Giữ nguyên 2 – 3 giây ở cuối mỗi chuyển động.
- Lặp lại 10 lần cho mỗi bên (bạn có thể tăng độ dày của vật đặt giữa hai hàm mở rộng phạm vi hoạt động của khớp thái dương hàm).
4 Bài tập duỗi cơ bằng động tác cười
Bài tập này rất đơn giản, dễ tập và đem lại hiệu quả giảm đau khớp thái dương hàm. Đồng thời, giải tỏa những căng thẳng trên cơ mặt, hàm trên, hàm dưới và cổ, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các cử động ăn nhai, giao tiếp.
Cách thực hiện
- Đầu tiên bạn mở miệng rộng ra hết mức có thể giống như đang cười mà vẫn trong trạng thái dễ chịu, không gây đau nhức hay căng cứng miệng.
- Sau đó, mở hàm thêm khoảng 5cm nữa nhưng thực hiện từ từ và hít vào thật sâu bằng miệng rồi nhẹ nhàng thở ra.
- Thả lỏng cơ mặt trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ đợt và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
5 Bài tập chuyển động hàm về phía trước
Động tác chuyển động hàm về phía trước cũng mang lại nhiều lợi ích cho khớp thái dương hàm như bài tập chuyển động hàm sang hai bên với cách thực hiện khá tương đồng:
- Đặt một vật có độ dày khoảng 1cm giữa răng cửa của hai hàm như que đè lưỡi xếp chồng lên nhau hoặc cục cắn bằng silicone.
- Từ từ di chuyển hàm dưới về phía trước để răng hàm dưới ở phía trước răng hàm trên.
- Giữ nguyên 2 – 3 giây ở cuối mỗi chuyển động.
- Lặp lại 10 lần (bạn có thể tăng độ dày của vật đặt giữa hai hàm mở rộng phạm vi hoạt động của khớp thái dương hàm).
Lưu ý khi thực hiện các bài tập kiểm soát đau cơn đau thái dương hàm
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.
More Posts