Bệnh cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
14 Tháng mười hai, 2023
Cúmcó thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này.Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh cảm cúm nhé!
Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp thông thường do vi-rút cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm bao gồm: sốt, đau nhức đầu và cơ thể, ho và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Bệnh thường kéo dài 7- 10 ngày, có khả năng lây lan nhanh và có thể hồi phục hoàn toàn.
Các chủng virus cúm hiện nay
Hiện nay, virus cúm có 4 chúng khá phổ biến với tên gọi là A, B, C, D. Trong đó:
Virus chủng A và B là hai chủng virus thường gặp nhất ở người
Chủng virus C gây nên bệnh nhẹ hơn và thường không có triệu chứng.
Chủng virus D không gây bệnh ở người nhưng ảnh hưởng đến gia súc.
Nguyên nhân gây bệnh cúm
Lây virus từ người khác: siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người lành qua các hạt nước nhỏ li ti là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Hệ miễn dịch: những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng rất dễ bị cảm cúm.
Thời tiết: thời điểm giao mùa là lúc hệ miễn dịch suy yếu và dễ mắc bệnh.
Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cúm
Xem thêm
Trẻ em và người lớn tuổi: Cúm mùa thường có xu hướng xảy ra nhiều ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên
Người béo phì.
Người bị suy yếu miễn dịch: như cấy ghép nội tạng, mắc ung thư máu, nhiễm HIV/AIDS,…
Người mắc bệnh mạn tính
Phụ nữ mang thai và sau sinh
Con đường lây truyền bệnh cúm
Vi rút cúm có khả năng lây lan trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện khiến các giọt bắn của dịch tiết mũi họng có chứa vi rút xuất hiện trong không khí và tồn tại trên các bề mặt, đồ vật. Nếu tiếp xúc phải các dịch bắn này sẽ có nguy cơ nhiễm cúm.
Sốt:có thể gặp sốt cao từ 39.5 độ C, sốt liên tục.
Đau đầu:đây là triệu chứng hay gặp trong bệnh cảm cúm, thường đau ở vùng thái dương và đỉnh đầu.
Đau mắt:xuất hiện đau nhức, cay khóe mắt hai bên, viêm kết mạc mắt.
Rét run:cùng với sốt, người bệnh có thể gặp ớn lạnh, rét run, sợ gió, thường gặp trong cúm bội nhiễm.
Vã mồ hôi, khát nước:khi sốt giảm.
Ho:thường là ho khan hoặc có đờm trắng kèm theo khàn tiếng.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi:có thể nghẹt mũi, khụt khịt ở 1 hoặc cả 2 bên hoặc chảy nước mũi màu trong suốt.
Đau nhức cơ bắp:đau nhức toàn thân khiến người bệnh mệt mỏi, không muốn di chuyển.
Rối loạn tiêu hóa:một số ít người bệnh có thể gặp biểu hiện đắng miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Biến chứng nguy hiểm
Ở người trẻ tuổi và người có nền tảng sức khỏe tốt, bệnh cúm thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau nhiều nhất 2 tuần mà không để lại tác động lâu dài.
Cúm còn là khởi nguồn của viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không được điều trị kịp thời.
Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất nguy hiểm.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây phải nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu nhằm hạn chế làm nặng thêm bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm đến tính mạng:
.Khó thở: người bệnh có thể thở nông, ngắn và nhịp thở tăng trên 20 nhịp/phút.
Đau ngực:tăng lên khi bệnh nhân di chuyển, ho, hắt hơi.
Xanh tím:tình trạng khó thở kéo dài có thể dẫn đến người lạnh, xanh tím ở đầu các ngón tay, ngón chân và môi.
Mất nước: do vã mồ hôi hoặc tiêu chảy nhiều mà người bệnh có thể thấy khát nước liên tục hoặc khát mà không thể uống nước, da khô và người mệt lả.
Co giật: đây là dấu hiệu nguy hiểm và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổikhi sốt cao kéo dài.
Nơi khám chữa bệnh cảm cúm
Hà Nội: BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Bạch Mai, BV Nhi Trung Ương, BV Quân Đội 108, …
Các cách điều trị bệnh cảm cúm
Thuốc giảm đau:paracetamol, hoặc các loại giúp giảm đau nhẹ, hạ sốt, đau họng và nhức đầu, tuy nhiên paracetamol có thể gây tổn thương đến gan nên cần được sử dụng với liều thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
Thuốc xịt thông mũi:thường được dùng phổ biến nhưng có thể dẫn đến viêm mạn tính của màng nhầy và có thể gây ra tác dụng phụ.
Bổ sung nướccho cơ thể thường xuyên đặc biệt khi sốt cao.
Lưu ý: Với trẻ nhỏ, không nên tự ý dùng các loại thuốc như aspirin hay paracetamol khi chưa có ý kiến bác sĩ vì có thể gặp hội chứng Reye gây ra tử vong.
Chế độ ăn cho người bệnh cúm
*Nên ăn :
Uống đủ 2l nước/ngày và ăn nhiều trái cây, rau xanh, sử dụng thêm các loại nước có bổ sung chất điện giải để cung cấp thêm natri và kali.
Ăn thực phẩm dễ nuốt:cháo, súp
Ăn thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, hàu, thịt bò, sò, ngũ cốc, yến mạch,
Các loại rau củ quả: Cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ
*Không nên :
Các thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn chiên xào gây khó tiêu,
Các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như soda, rượu, cà phê
Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm
Giữvệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước và sau ăn.
Đeo khẩu trangy tế khi ra đường.
Giữ gìn nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ.
Không nên đi bơi ở những hồ bơi không được sạch sẽ, vệ sinh.
Tránh gần gũi, tiếp xúc với người bệnhcúm và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bệnh.
Ăn những thực phẩm được nấu sôi, chín kĩ, trái cây có chống oxy hóa giúp tăng đề kháng.
Tập thể dục thường xuyêngiúp tăng đề kháng cho cơ thể.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về Bệnh Cảm cúm, cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh cảm cúm hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến gia đình và bạn bè xung quanh bạn nhé!