1) Bệnh còi xương của trẻ em là gì ?

– Bệnh còi xương của trẻ em là tình trạng xương của trẻ mềm, yếu dễ gãy hơn bình thường là do thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa  vitamin D, canxi hoặc photphate, bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi , đó là nguyên nhân làm cho trẻ chậm lớn thậm chí 1 số trường hợp bị biến dạng xương, thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ do các bệnh nhiễm khuẩn,đặc biệt là viêm phổi. Hiện nay tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ em dưới 2 tuổi là 20%-40%, thiếu nặng là 8,9%, theo khảo sát của bệnh viện nhi trung ương  thì có khoảng 10% trẻ em đến khám bị còi xương ( 35% trẻ dưới 3 tuổi ) vậy ta có thể thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còi xương của trẻ em Việt Nam vẫn còn rất cao.

2) Dấu hiệu của bệnh còi xương của trẻ diễn biến như thế nào ? Mức độ nguy hiểm của bệnh còi xương .

a) Dấu hiệu của bệnh còi xương của trẻ em

-Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi có dấu hiệu của còi xương gây ra một số biến dị ban đầu ở xương , đặc biệt ở vùng đầu ( sọ ) mềm, nhũn sọ , khiến sọ bị lõm hoặc xương thóp chậm liền, chân bị vòng kiềng

-Đối với trẻ lớn hơn ( 5 tuổi trở lên ) bệnh còi xương có thể có những biểu hiện sau : 

  • Đau nhức,mềm ở xương chi, xương chậu, xương cột sống
  • Chậm phát triển chiều cao 
  • Chán ăn , suy dinh dưỡng
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Dễ gãy xương
  • Răng mọc chậm, men răng yếu, dễ bị sâu răng
  • Một số trường hợp có thể dẫn tới tình trạng co giật, nôn mửa, khóc đêm ,ra mồ hôi nhiều

b) Mức độ nguy hiểm của bệnh còi xương .

-Bệnh còi xương của trẻ em  là căn bệnh thường gặp , có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ ,trẻ bị bệnh còi xương dễ bị gãy xương do xương mềm yếu, thể lực  kém, không thể làm được những việc bình thường, do đó khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên , dù không phải là bệnh hiểm nghèo cấp tính nhưng bệnh còi xương có ảnh hưởng xấu về thể chất , tinh thần, vận động của trẻ từ đó gây ra cảm giác tâm lý  tự ti , mặc cảm khi đến độ tuổi trưởng thành như giảm chiều cao , thấp lùn , vì vậy  bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán , kiểm tra nguyên nhân và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

3) Cách phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng  giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương của trẻ em.

Xem thêm

 a) Cách phòng ngừa bệnh còi xương của trẻ em

– Khi mang thai cơ thể người mẹ cần nạp một lượng lớn vitamin D để giúp thai nhi hình thành và phát triển khung xương, vì thế người mẹ cần cung cấp đủ lượng vitamin D thông qua thực phẩm chứa canxi và vitamin D như sữa, hải sản , phô mai ….. , thực phẩm chức năng bổ sung vitamin , ngoài ra người mẹ cần tiếp xúc thêm ánh sáng mặt trời vì ánh sáng cũng cung cấp 1 lượng vitamin D rất tốt cho cả mẹ và thai nhi.

b) Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phòng bệnh còi xương .

 -Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ  chứa nhiều dưỡng chất mang nhiều lợi ích  cho trẻ   

-Với trẻ bắt đầu ăn dặm bố mẹ chú ý thực đơn đảm bảo cung cấp đủ canxi và các khoáng chất cần thiết  thông qua các thực phẩm giầu chất dinh dưỡng  như tôm , cua , cá, trứng., rau củ quả , các loại sữa , bổ sung thêm các chất béo dầu, mỡ để trẻ dễ dàng hấp thụ các chất vitamin D , calci 

-Khi  trẻ bắt đầu lớn lên thì nhu cầu các chất dinh dưỡng như calci, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác ngày càng nhiều  nên bố mẹ cần phải đa dạng tăng  nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ như dùng các thực phẩm chức năng để tăng cường thêm vitamin Dcalci  ,Ngoài chế độ ăn uống, cần tích cực cho trẻ tham gia hoạt động thể thao ngoài trời, hạn chế ở trong nhà và sử dụng các thiết bị điện tử. Việc vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hấp thu và trao đổi chất. vì vậy bố mẹ cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng nhà thuốc bạch mai  để được hỗ trợ cần thiết  phòng tránh cho con trẻ khỏi bệnh còi xương , để cho con có một cơ thể khỏe mạnh.