Xem thêm
Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905.
Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.
Triệu chứng nhận biết bệnh giang mai
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh của giang mai trung bình 3-4 tuần (9-90 ngày). Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Lúc này, săng giang mai bắt đầu xuất hiện qua những nốt hình tròn, kích thước dưới 2cm, không gây đau, không có có gờ nổi cao.
Dấu hiệu giang mai
Giang mai giai đoạn 1
Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.
Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
- Là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).
- Săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, dương vật… Ngoài ra, săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi,…
- Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”.
Giang mai giai đoạn 2
Nếu tại giai đoạn 1 không được phát hiện và điều trị kịp thời sau 4 – 6 tuần, có thể xuất hiện những tổn thương đặc trưng cho giang mai thời kì II như:
- Đào ban: ban, dát đỏ ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân có tính chất đối xứng và không gây ngứa.
- Mảng niêm mạc: tồn tại các vết trợt màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, sinh dục.
- Sẩn giang mai: màu đỏ hồng, hình bán nguyệt, đa hình thái, đa kích thước, màu xám, nổi gồ cao.
- Các triệu chứng đi kèm: mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, đau đầu
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai kín là giai đoạn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì và kéo dài nhiều năm, nhưng các vi khuẩn vẫn nhân lên và tấn công các cơ quan.
Dựa vào thời điểm mắc bệnh, người ta chia giang mai thành hai loại như:
- Giang mai kín sớm: thời gian mắc dưới 2 năm.
- Giang mai kín muộn: thời gian mắc trên 2 năm, dễ chuyển thành giang mai thời kì
Giang mai giai đoạn 3
Giai đoạn này thường xuất hiện sau 10 – 30 năm kể từ ngày nhiễm khuẩn ban đầu
- “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.
- Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch):viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch vành.
- Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh): rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức, rối loạn chức năng các dây thần kinh, viêm màng não, đột quỵ, yếu liệt các cơ.
- Mắt: đau mắt, đỏ mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng.
Biến chứng nguy hiểm của giang mai
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giang mai không chỉ dẫn đến những tổn thương khắp cơ thể người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Vấn đề về thần kinh:đau đầu, viêm màng não, mất thính lực, giảm thị giác và có thể mù lòa, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới
- Nhiễm HIV:Người mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV tăng gấp 2 – 5 lần
- Biến chứng xương khớp: Bệnh gây ra tình trạng viêm khớp, các khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng và chi trên bị tổn hại, gây thoát vị và gãy xương.
- Trong quá trình mang thai và sinh nở, nếu người mẹ nhiễm giang mai, bệnh có thể truyền sang cho thai nhi. Giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh chỉ sau 1 ngày.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Có các dấu hiệu của bệnh giang mai như những vết loét hoặc đào ban.
- Bạn tình thông báo đã mắc bệnh giang mai.
- Quan hệ với người mới mà không sử dụng bao cao su.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai.
- Dùng chung bơm kim tiêm
Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu?
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội.
Chẩn đoán giang mai
Xét nghiệm giang mai được xem là phương pháp hữu dụng để góp phần chẩn đoán căn bệnh xã hội này.
- Soi tươi xoắn khuẩn: tìm ra vi khuẩn gây bệnh bằng bệnh phẩm từ vết loét.
- Tìm kháng thể giang mai trong máu.
- Sử dụng PCR để xác định DNA của vi khuẩn từ dịch tiết hoặc các dịch cơ thể.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai
Bệnh giang mai có chữa được không?
- Trong giai đoạn đầu, khi vi khuẩn chưa làm tổn thương các cơ quan, có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn nếu sử dụng theo kháng sinh đúng phác đồ.
- Khi xuất hiện những biến chứng liên quan đến thần kinh hoặc các cơ quan khác, điều trị không giúp hồi phục thương tổn nhưng có thể hỗ trợ giúp các biến chứng không xuất hiện nhiều hơn
Phòng ngừa bệnh giang mai
- Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng. Đồng thời thực hiện hành vi tình dục an toàn, tình dục có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
- Không sử dụng vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng… tránh trường hợp dịch nhầy, máu, mủ có xoắn khuẩn giang mai của người bệnh lây cho người lành.
- Tránh dùng thuốc kích thích, rượu bia để giữ khả năng phán đoán đúng, tránh các hành vi tình dục không an toàn.
- Tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khám theo lời dặn của bác sĩ
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng thực đơn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng.
- Cho đến nay, giang mai vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, tất cả mọi người từ 9 đến 25 tuổi, đặc biệt là phụ nữ và bé gái được khuyến nghị nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung để phòng các bệnh lây lan qua đường tình dục như: ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà do virus HPV (chủng 6,11), ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, ung thư vòm họng, ung thư miệng…
Sử dụng biện pháp an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về dấu hiệu nhận biết giang mai. Đây là bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện nên bạn cần đảm bảo quan hệ tình dục an toàn và đảm bảo biết được các bệnh lý mà đối tác của mình đang mắc phải.