Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.  Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhâ, triệu chứng, điều trị q bệnh hen suyễn qua bài viết dưới đây nhé!

Hen suyễn là gì? 

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và có thể tăng tiết chất nhầy. Điều này có thể gây khó thở và gây ho, phát ra tiếng rít (thở khò khè) khi bạn thở ra và khó thở.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Phân loại bệnh hen suyễn như thế nào?

Các bác sĩ xếp bậc mức độ nặng của bệnh hen suyễn qua các triệu chứng như sau:

  • Cơn hen nhẹ từng cơn.Các triệu chứng nhẹ dưới hai lần một tuần. Các triệu chứng ban đêm ít hơn hai lần một tháng. Ít lên cơn hen.
  • Hen suyễn dai dẳng nhẹ.Các triệu chứng từ ba đến sáu lần một tuần. Các triệu chứng ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Các cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động.
  • Cơn hen dai dẳng vừa phải.Các triệu chứng từ ba đến sáu lần một tuần. Các triệu chứng ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Các cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động.
  • Cơn hen dai dẳng nặng.Các triệu chứng liên tục xảy ra cả ngày và đêm. Bạn phải hạn chế các hoạt động của mình.

Nguyên nhân bệnh Hen suyễn

Xem thêm

Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được thực sự hiểu rõ

Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus
  • Không khí lạnh
  • Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
  • Mạt nhà
  • Xúc cảm mạnh, stress
  • Tập luyện thể lực
  • Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen
  • Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Triệu chứng hen suyễn thường gặp

Các triệu chứng không điển hình bao gồm:

  • Ho dai dẳng, tăng về đêm
  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở ra khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ
  • Khó thở gây khó ngủ, ho hoặc thở khò khè
  • Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Những đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn

Một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh bao gồm:

  • Người có cơ địa dị ứng;
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần;
  • Trẻ có bố mẹ mắc suyễn;
  • Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá;
  • Người thừa cân, béo phì;
  • Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da, hô hấp…

Biến chứng của bênh Hen suyễn:

Suyễn là bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều khiến bệnh tiến triển trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng như:

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Thở nhanh
  • Mặt, môi hoặc móng tay nhợt nhạt hoặc xanh
  • Da xung quanh xương sườn của bạn kéo vào trong khi bạn hít vào
  • Khó thở khi đi lại hoặc nói chuyện
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi bạn dùng thuốc.

Một cơn suyễn là khi các triệu chứng của bạn đột nhiên tồi tệ hơn. Đường thở của bạn co thắt lại, sưng phù nề hoặc chứa đầy đờm nhầy.

Chẩn đoán hen suyễn

Bác sĩ sẽ bắt đầu khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn.

Bạn sẽ có các xét nghiệm để xem phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào, bao gồm:

    • Phép đo xoắn ốc:Bài kiểm tra thở đơn giản này đo lượng khí bạn thổi ra và tốc độ ra sao.
    • Lưu lượng đỉnh: Máy đo lưu lượng đỉnh có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn, liệu phương pháp điều trị của bạn có hiệu quả hay không và khi nào bạn cần chăm sóc cấp cứu.
    • Thử nghiệm oxit nitric thở ra
    • Chụp X-quang phổi:
    • CT scanner lồng ngực:

Điều trị hen suyễn

*Thuốc

Nhiều loại thuốc được chỉ định trong việc điều trị hen suyễn, bao gồm:

  • Thuốc corticoid dạng hít: đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị hen suyễn.  Tác dụng giảm tình trạng viêm ở các phế quản do các dị nguyên gây ra. 
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen phế quản. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. 
  • Thuốc kháng Leukotriene: leucotrien là một chất  gây viêm được hệ miễn dịch tạo ra. Thường chỉ dùng cho hen nhẹ và dùng phối hợp với các loại thuốc khác, ít có tác dụng phụ. 
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): có tác dụng giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản. 
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng giống với nhóm thuốc SABAS nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn với mục đích kiểm soát cơn hen phế quản. 
  • Thuốc Omalizumab (Xolair): được chỉ định trong các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng ige tự do. 
  • Liệu pháp miễn dịch: bệnh nhân được giải mẫn cảm với các dị nguyên gây bệnh. 
  • Thuốc Theophylline: có tác dụng giãn phế quản và phế nang, hiện nay ít được dùng.

* Điều trị cơn hen cấp

Mục tiêu của điều trị đợt hen suyễn cấp là làm giảm các triệu chứng và đưa chức năng phổi trở lại tốt nhất.
Điều trị bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản dạng hít (thuốc chủ vận beta và thuốc kháng cholinergic).
  • Thường dùng corticosteroid toàn thân.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa Hen suyễn

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Hạn chế ra ngoài vào ngày không khí quá khô, nhiều gió, mùa hoa rụng, hạn chế tiếp xúc hoặc nuôi động vật… để tránh nguy cơ mắc phải hay khởi phát cơn hen suyễn. 
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thể gây dị ứng như cá biển, đậu phộng…
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi theo đúng lịch trình có thể ngăn ngừa bệnh cúm và viêm phổi làm bùng phát bệnh hen suyễn.
  • Theo dõi nhịp thở của bạn và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của đợt hen cấp, chẳng hạn như ho nhẹ, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Thường xuyên đo và ghi lại lưu lượng khí tối đa bằng máy đo lưu lượng đỉnh tại nhà. 

Phương pháp phòng ngừa Hen suyễn hiệu quả

  • Thường xuyên rửa tay, tiêm phòng cúm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, một trong những nguyên nhân gây ra hen suyễn.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Xác định các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen và tìm cách loại từ hoặc hạn chế tiếp xúc tối đa.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục để cải thiện sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về Hen suyễn, cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh viêm amidan hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến gia đình và bạn bè xung quanh bạn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts