BỆNH NẤM DA ĐẦU – NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nấm da đầu gây cảm giác ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa nấm da đầu qua bài viết này nhé!

Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện các vết bong tróc, vảy trên da đầu, vùng da hói (không có tóc bao phủ) do nấm gây ra. Bệnh này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm nấm ngoài da (hắc lào, nấm móng). Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất dễ lây lan giữa người với người, giữa động vật nhiễm nấm với người. 

Đối tượng hay gặp ?

Bệnh hay gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ em lứa tuổi học đường), hiếm gặp ở người lớn.

Nguyên nhân và yếu tố góp phần gây ra nấm da đầu

Xem thêm

Do một số loại nấm gây ra như Microsporum và Trichophyton. Các loại nấm này tác động vào phần da đầu và tóc gây phá hủy da đầu và rụng tóc.

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: hay gặp ở trẻ mới biết đi hoặc trẻ trong độ tuổi đi học.
  • Vệ sinh kém: khi da đầu bẩn kết hợp với tình trạng mồ hôi quanh da dầu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Mặt khác, nếu gội đầu quá mạnh có thể gây nên trầy xước vùng da này khiến nấm dễ xâm nhập.
  • Thói quen xấu: lười gội đầu, để đầu ướt đi ngủ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

*Các con đường lây truyền

  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: lây lan qua đường da kề da.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm: lấy tay vuốt ve động vật bị bệnh cũng làm lây lan nấm. Động vật hay nhiễm nấm bao gồm: mèo, chó, bò, dê, ngựa,…
  • Tiếp xúc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhânnhư khăn tắm, bàn chải, quần áo, lược.

Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu là gì?

Thông thường bệnh nấm da đầu tiến triển theo ba giai đoạn sau:

    • Giai đoạn 1: da đầu ngứa và rụng tóc, đồng thời gàu cũng xuất hiện nhiều.
    • Giai đoạn 2: cảm giác ngứa tăng lên, có thể xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti.

Giai đoạn 3: rụng tóc với mức độ tăng dần, không kiểm soát.

Chẩn đoán nấm da đầu

  • Khám da liễu

Bác sĩ dựa vào các đặc điểm tổn thương trên da đầu để chẩn đoán đó có phải là nấm da đầu hay không. .

  • Soi nấm

Trong trường hợp không thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu da đầu để soi dưới kính hiển vi để tìm nấm.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi gặp các tình trạng liên quan đến nấm da đầu như gàu xuất hiện nhiều, da đầu ẩm, tóc dễ gãy rụng, ngứa ngáy khó chịu hoặc viêm da đầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Nơi điều trị nấm da đầu uy tín

Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108

Các phương pháp điều trị nấm da đầu

Điều trị nấm da đầu rất khó khăn, thông thường từ 4 – 6 tuần.

Thuốc uống trị nấm

Thuốc trị nấm đường uống chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc kháng nấm thường dùng là griseofulvin. Nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc có thể sử dụng thuốc kháng nấm khác như terbinafin, fluconazol, itraconazol.

Ngoài ra có thể kết hợp các thuốc giảm triệu chứng ngứa và tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân:

  • Giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin H1: cetirizin, loraradin, fexofenadin…
  • Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch: vitamin C, E, A, D, B, Zn, Se…

Thuốc bôi trị nấm:

=> Giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng.

Một số loại thuốc bôi trị nấm thường dùng như: Miconazol, Ketoconazol, Naftifine, Fluconazol, Clotrimazol,…

Dầu gội trị nấm

Sử dụng dầu gội để ngăn tình trạng nấm và nhiễm trùng vùng da đầu. Dầu gội chứa thành phần chính ketoconazole. Bạn cần phải sử dụng dầu gội loại này trong vài tháng.

Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu lan xuống mặt:

-Gội đầu sạch sẽ, khô thoáng

-Dùng dầu gội cho người bị nấm da đầu: 

=>Cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu do nấm gây ra. Ngoài ra, dầu gội trị nấm giúp bổ sung dưỡng chất cho tóc chắc khỏe, phục hồi những mảng da bị tổn thương do nấm gây nên.

-Ủ tóc với nước lá trầu không: Trong lá trầu có chứa vitamin A, B1, B2, Kali, Photpho,… giúp giảm triệu chứng vi nấm.

Điều cần biết để ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt

Một trong những đặc tính của nấm là dễ lan rộng. Để tránh được tình trạng này, bạn cần lưu ý và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Nếu phát hiện bị nấm cần tìm biện pháp điều trị nhanh và an toàn nhất. Trong đó, thăm khám bác sĩ là cách được ưu tiên hàng đầu. 
  • Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp tối ưu, tuy nhiên cần được sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Đảm bảo tóc khô sau khi gội, môi trường khô thoáng giúp nấm khó lây lan, sinh sôi và phát triển.

Thời gian bị nấm da đầu, hạn chế dùng sản phẩm tạo kiểu hoặc có nhiều hóa chất mạnh.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về nấm da đầu giúp bạn có thể phòng ngừa hiệu quả cho người thân và gia đình. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè tham khảo nhé!

 Tham khảo các  thuốc trị nấm đầu và sản phẩm hỗ trợ:

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts