Xem thêm
Bất cứ ai cũng có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên rụng tóc nam thường hay gặp hơn so với rụng tóc nữ.
Đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao bị rụng tóc, bao gồm:
- Trong gia đình có người bị hói đầu, có thể là họ hàng bên bố hoặc mẹ;
- Tuổi tác cao;
- Giảm cân nhanh;
- Mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và lupus da;
- Gặp nhiều căng thẳng.
Nguyên nhân gây rụng tóc?
Rụng tóc xảy ra khi chu kỳ mọc tóc này bị gián đoạn hoặc khi nang lông bị phá hủy và thay thế bằng mô sẹo, khiến cho lượng tóc rụng nhiều hơn lượng tóc mọc hàng ngày
Các nguyên nhân gây rụng tóc thường là do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam hay nữ, căng thẳng, stress, yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp…
Tuy nhiên rụng tóc có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:
Bệnh lý tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh suy giáp gây giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Hoặc bệnh cường giáp cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, tuyến giáp hoạt động quá mức.
Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
Bệnh lý viêm nhiễm da đầu
Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn và có thể dẫn đến hói đầu.
Rối loạn hệ thống miễn dịch ( bệnh lý tự miễn)
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang chỉ xảy ra ở nữ giới, gây mất cân bằng lượng hormone khiến cho nội tiết tố nam được sản sinh nhiều hơn nội tiết tố nữ. Trong khi đó, estrogen mới chính là nhân tố làm nên một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe.
Tuy nhiên, thay vì rụng lông ở toàn bộ cơ thể, tóc của bệnh nhân sẽ rụng nhiều trong khi lông ở mặt, lưng, ngực, bụng, chân và tay sẽ phát triển nhiều hơn.
Thiếu máu, thiếu chất
Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở nữ giới lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt… do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Làm sao để ngăn chặn tình trạng rụng tóc?
Lời khuyên cho bạn như sau: Nếu bị rụng tóc bất thường, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa để biết được nguyên nhân rụng tóc chính xác là gì. Vì mỗi nguyên nhân khác nhau cần được điều trị bằng những cách khác nhau mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
- Rụng tóc quá nhiều do lão hóa:không thể khắc phục được 100%. Cách duy nhất là chăm sóc tóc và giữ tinh thần thoải mái, chăm chỉ tập luyện, vận động, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Tóc rụng do thiếu dưỡng chất =>bổ sung dưỡng chất qua các bữa ăn mỗi ngày.
- Tóc rụng do các loại bệnh lý như bệnh về tuyến giáp, bệnh thiếu máu, bệnh đa nang buồng trứng=> cần phải điều trị bệnh lý trước.
- Tóc rụng do căng thẳng hay mất ngủ => điều chỉnh thói quen sống. Cần phải sống vui vẻ, lạc quan và đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng trong công việc.
- Bạn nên duy trì những thói quen sau để chủ động ngăn chặn tóc rụng, tóc yếu:
- Chăm sóc tóc bằng dầu dưỡng, dầu ủ để cung cấp dưỡng chất cho tóc;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều kẽm, protein, sắt và các loại vitamin, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh sản;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt mức độ nghiêm trọng của bệnh;
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh căng thẳng;
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, không chà xát tóc quá mạnh và thay đổi kiểu tóc quá thường xuyên.
Tóc rụng là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé!