Mến chào quý vị và các bạn, chào mừng quý vị và các bạn quay trở lại chuyên mục nói chuyện sức khỏe của Nhà thuốc Bạch Mai. Chương trình được phát sóng vào 9h thứ 6 trên kênh Youtube của Nhà thuốc Bạch Mai Official

Thưa quý vị và các bạn, chủ đề của bài tối nay chúng ta sẽ nói về một bệnh rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan. Bệnh nhân cần phải chăm sóc suốt đời dù không dùng thuốc. Đó là bệnh tiểu đường hay còn được gọi với cái tên “KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG”.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Và một câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) luôn quan tâm và khao khát được biết đó là: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Nội dung của video hôm nay sẽ mang đến đáp án cho quý vị và các bạn mong đợi, hơn thế nữa, nó còn giúp các bạn rất nhiều vì đây là video tâm huyết của Nhà thuốc Bạch Mai dành riêng cho quý vị theo dõi chuyên mục Bác sĩ của chính mình trên kênh của Nhà thuốc Bạch Mai Official.

Vậy tại sao quý vị và các bạn nên xem video này không chỉ một lần mà nên xem đi xem lại nhiều lần, bởi vì Nhà thuốc Bạch Mai sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích để giúp bạn chủ động phòng tránh cũng như điều trị một bệnh rất quan trọng mà lại cực kỳ phổ biến hiện nay. Đặc biệt “Đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe cấp bách toàn cầu có tốc độ gia tăng nhanh nhất của thế kỷ 21”

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay

Theo báo cáo thực trạng đái tháo đường ở VN hiện nay, nó xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong, là một bệnh phổ biến, nó chiếm 5.4% dân số được chẩn đoán mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh không được chẩn đoán chiếm 50% số được chẩn đoán mắc bệnh.

Mặt khác, thói quen và lối sống sinh hoạt hiện nay làm cho bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng.

Nếu bạn xem hết video này, nó sẽ giúp bạn có ý thức chủ động kiểm soát các nguyên nhân có nguy cơ gây bệnh tiểu đường, chủ động phòng ngừa từ tiền đái tháo đường khi còn đang khỏe mạnh bình thường. Còn với các bệnh nhân tiểu đường giúp chủ động kiểm soát đường huyết. Tích cực chủ động cùng bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia dinh dưỡng xây dựng mục tiêu điều trị và lộ trình điều trị từ dùng thuốc đến không dùng thuốc.

Hậu quả của bệnh tiểu đường khi không được điều trị

Xem thêm

Nếu người bị tiểu đường mà không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, bởi vì lượng đường trong máu cao sẽ đi đến các cơ quan và gây ra các tình trạng nguy hiểm như:

Biến chứng mạch máu nhỏ:

+ Đáy mắt: nhìn mờ, mắt bị nhấp nháy, nổi hột. Nghiêm trọng hơn là thị lực suy giảm đột ngột, nếu không được điều trị có thể đối mặt với nguy cơ mù lòa.

+ Thận: Đến khi các bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện như thận hư, suy thận thì mới phát hiện. Lúc này, việc điều trị là rất tốn kém vì phải chạy thận, ghép thận nhân tạo.

Do đó, người bệnh khi thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, huyết áp tăng và tiểu đêm nhiều, nước tiểu có sủi bọt thì cần đi khám nhanh chóng.

+ Thần kinh cảm giác: Mất cảm giác

+ Thần kinh tự chủ: Rối loạn cương dương, liệt dạ dày

Biến chứng mạch máu lớn:

+ Bệnh mạch vành tim:

+ Bệnh mạch máu não: suy giảm trí nhớ, nói đớ,

+ Bệnh mạch máu ngoại vi: hoại tử, hay rơi đồ, …

Vậy còn chần chừ gì nữa, chúng ta cùng bắt đầu đi vào tìm hiểu bệnh tiểu đường nhé!

Vậy bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Video này được biên soạn dành cho cả người khỏe mạnh bình thường và bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường hay tiểu đường. Do vậy, trước tiên Quý vị và các bạn cần biết vậy thì ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HAY TIỂU ĐƯỜNG LÀ BỆNH GÌ. Nhà thuốc Bạch Mai sẽ giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu là: Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do thiếu insilin tuyệt đối hoặc tương đối. Hiểu đơn giản là đường ở trong máu không đi đến được tế bào để nuôi dưỡng. Người bệnh đi tiểu có đường nước tiểu. Từ đó mới có tên gọi là Tiểu đường hay Đái tháo đường.

Chủ động tầm soát bệnh tiểu đường

Chủ động kiểm soát sớm trước khi có nguy cơ mắc tiểu đường

Với người khỏe mạnh bình thường, nên chủ động tầm soát tiền đái tháo đường.  Nghĩa là thực hiện các xét nghiệm, tìm hiểu các yếu tố để phát hiện đái tháo đường trước khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Người thừa cân BMI≥25 và có thêm các yếu tố nguy cơ sau:

+ Ít vận động

+ Có người thân (thế hệ gần kề) bị đái tháo đường

+ Phụ nữ sinh con > 4.5kg, hoặc đã bị đái tháo đường thai kỳ

+ Người có THA > 140/90 hoặc đang uống thuốc hạ huyết áp

+ Có nguy cơ cao xơ vữa động mạch

+ Phụ nữ bị buồng trứng đa nang

+ HbA1c> 5.7%, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường huyết đói.

+ Đề kháng insulin: béo phì, gai đen,

+ Tiền sử bệnh tim mạch.

Với người bệnh đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường

Với quy vị, các bạn đã được bác sĩ thông báo mắc bệnh đái tháo đường, các bạn cũng không nên quá lo lắng, mà nên chủ động tích cực phối hợp với bác sĩ để lưa chọn Mục tiêu điều trị thích hợp nhất. Mục tiêu điều trị căn cứ vào tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe hiện tại để đưa ra.

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường

Mục tiêu điều trị của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ ADA:

Từ mục tiêu điều trị, cần tìm hiểu thêm các khía cạnh khác về đời sống, tinh thần của bệnh nhân, giúp cá thể hóa điều trị. Từ đó lựa chọn ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Sau khi có mục tiêu điều trị và chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân, bệnh nhân cần phải dùng thuốc để điều trị. Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường chia làm 2 loại chính:

  • Thuốc điều trị tăng đường huyết
  • Insulin

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường

Đặc biệt, với bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thì thuốc chỉ có hiệu quả khoảng 50%, phần còn lại là phụ thuộc vào dinh dưỡng và luyện tập.

Vậy chế độ dinh dưỡng và cách thức luyện tập dành cho người bệnh tiểu đường có gì đặc biệt.

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tuân thủ theo tháp dinh dưỡng sau:

 

Về chế độ và cường độ luyện tập: Bệnh nhân tiểu đường nên luyện tập aerobic, đối kháng, 150 phút/ tuần, không được nghỉ quá 2 ngày. Đặc biệt không được ngồi quá 90 phút.

Mặc dù là một bệnh nguy hiểm, nhưng đến đây Quý vị và các bạn đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi ban đầu là bệnh tiểu đường có chữa được không? Nó phụ thuộc 50% vào thuốc, còn 50% còn lại là phụ thuộc vào bạn. Vấn đề là bạn có muốn hay không mà thôi. Nếu còn câu hỏi nào mà chúng tôi chưa trả lời hoặc còn vấn đề khác mà quý vị và các bạn cần quan tâm. Quý vị và các bạn hãy nhắn vào mục bình luận ở cuối video hoặc nhắn tin cho Nhà thuốc Bạch Mai. Cám ơn bạn đã xem video.

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts