Bệnh viêm gan C đang là một bệnh lây nhiễm nhanh và phổ biến hiện nay. Bệnh thường tiến triển âm thầm và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để phát hiện và phòng ngừa hiệu quả, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm gan C là gì?

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan cấp tính hoặc mạn tính, có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh do virus viêm gan C gây ra, lây lan qua máu hoặc chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh. 

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 60 triệu người mắc bệnh. Ở khu vực Đông Nam Á, số người mắc viêm gan C rất cao khoảng 10 triệu người.

Các giai đoạn của bệnh viêm gan C

  • Thời gian ủ bệnh: Đây là khoảng thời gian từ lần tiếp xúc đầu tiên đến khi bắt đầu phát bệnh. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 14 đến 80 ngày.
  • Viêm gan C: Đây là một căn bệnh ngắn hạn, kéo dài trong 6 tháng đầu tiên sau khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Viêm gan C mạn tính: Đối với hầu hết những người bị viêm gan C – lên đến 85% – bệnh chuyển sang giai đoạn kéo dài (hơn 6 tháng). Đây được gọi là nhiễm trùng viêm gan C mạn tính và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư gan hoặc xơ gan.
  • Xơ gan: Căn bệnh này dẫn đến tình trạng viêm, theo thời gian sẽ thay thế các tế bào gan khỏe mạnh của bạn bằng các mô sẹo.
  • Ung thư gan.

Nguyên nhân gây viêm gan C

Xem thêm

Bệnh viêm gan C là do siêu vi viêm gan C (Hepatitis C Virus: HCV) gây ra. Virus viêm gan C có tính đa hình thái kiểu gen rất cao. Hiện giới y học đã xác định được 6 kiểu gen chính đánh số từ 1 đến 6. Kiểu gen HCV chủ yếu ở người bệnh tại Việt Nam là kiểu gen 1, tiếp theo lần lượt là kiểu gen 6, 2 và 3.

Các con đường lây nhiễm của viêm gan C

Viêm gan C lây qua đường máu và đường quan hệ tình dục. Chính vì vậy, các trường hợp sau có nguy cơ làm lây nhiễm viêm gan C:

  • Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người nhiễm bệnh.
  • Quan hệ tình dục đặc biệt là quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan C.
  • Truyền từ mẹ sang con và đây là trường hợp rất hiếm gặp.
  • Sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như kim tiêm, dao, kéo… trong các trường hợp bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc), điều trị răng, xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai không vô trùng.
  • Dùng chung những dụng cụ cá nhân với người bị bệnh như kéo, băng vết thương…

 Dấu hiệu của bệnh viêm gan C

Bệnh viêm gan C đang là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh thường tiến triển âm thầm và từ từ. Thông thường có tới 25% người bệnh mắc bệnh viêm gan C sẽ không biểu hiện các triệu chứng ra ngoài, và 75% bệnh sẽ không cảm nhận được các triệu chứng. Một số triệu chứng thông thường người bệnh có thể nhận ra như là:

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức;

– Người bệnh mất cảm giác thèm ăn, thường không muốn ăn, ăn không ngon;

– Vàng da, vàng mắt;

– Người bệnh lười vận động, ngại hoạt động;

– Da bị sạm màu;

– Bất thường trong nước tiểu: nước tiểu sậm màu hơn bình thường;

– Có một số triệu chứng giống cúm như: sốt, người ớn lạnh, hay đau đầu và bị đổ mồ hôi vào ban đêm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm gan C

Nhiễm viêm gan C tiếp tục trong nhiều năm có thể gây ra các biến chứng đáng kể, chẳng hạn như:

  • Sẹo gan (xơ gan):viêm gan tái đi, tái lại làm cho các tế bào xơ trong gan phát triển để thế chỗ nhu mô gan.
  • Ung thư gan;
  • Suy gan:các tế bào trong gan không thể thực hiện chức năng gây ra suy yếu chức năng gan.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu viêm gan C như máu khó đông, tình trạng vàng da, vàng mắt và mệt mỏi kéo dài… nên đến ngay các cơ sở y tế để được kịp thời điều trị.

Nơi khám chữa viêm gan uy tín

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…

Cách chẩn đoán bệnh Viêm gan C

Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh viêm gan C, bác sĩ chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

Sàng lọc viêm gan C

  • Công thức máu: đánh giá số lượng tiểu cầu.
  • Chức năng đông máu: đánh giá khả năng đông máu do gan sản xuất ra vitamin K có tác dụng giúp máu đông.
  • Chất chỉ điểm khối u AFP: đánh giá xem có ung thư gan đi kèm không.
  • Một số chỉ số của gan như: AST, ALT, GGT, Albumin, Bilirubin.
  • Siêu âm: đánh giá tình trạng nhu mô gan.
  • Cắt lớp vi tính (CT-scanner): đánh giá nhu mô gan và ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận.
  • Sinh thiết gan: chỉ dùng khi không xác định được bệnh về gan.

Điều trị bệnh viêm gan C

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Thuốc điều trị viêm gan C chủ yếu là thuốc kháng virus trực tiếp DAAs như Sofosbuvir, Ledipasvir, Daclatasvir, Elbasvir, Grazoprevir, Velpatasvir…
  • Thời gian điều trị trung bình với phác đồ sử dụng DAAs là 12 tuần, một số trường hợp cần kéo dài hơn, đến 24 tuần. Việc sử dụng DAAs có thể phối hợp hoặc không phối hợp với Ribavirin, tùy trường hợp cụ thể.

Chế độ ăn uống :

  • Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp người bệnh giảm gánh nặng cho gan và mau chóng phục hồi thể lực.
  • Người bệnh nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như các loại hạt, các loại đậu, cá, thịt gà, rau xanh, trái cây…
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ…, kiêng bia, rượu và bỏ hút thuốc lá.

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C hiệu quả

  • Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa viêm gan C.
  • Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan virus A và B.
  • Thận trọng với việc xỏ khuyên hoặc xăm mình trên cơ thể.
  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan như hoa quả và rau xanh. tăng cường cung cấp vitamin DC và canxi bằng các thức ăn như trứng, sữa, thịt nạc, ngũ cốc, cà chua, cần tây….
  • Thật thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là những thuốc có thể gây hại cho gan. Khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về viêm gan C đặc biệt là các phương pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts