Giữ ấm cho trẻ nhỏ vào mùa lạnh đúng cách là điều mà bất cứ ba mẹ nào cũng cần biết để đảm bảo cho con có một sức khỏe tốt.  Áp dụng các quy tắc sau ngay nhé

1. Quy tắc “4 ấm 1 lạnh”

Chăm sóc con trẻ chưa bao giờ là dễ dàng và ngay cả việc giữ ấm cho con vào mùa lạnh cũng “làm khó” rất nhiều bố mẹ. Để biết việc giữ ấm cho bé yêu nhẹ nhàng, “dễ thở” hơn, bố mẹ nên áp dụng quy tắc “4 ấm 1 lạnh” ở đây nhé.

“4 ấm“, cha mẹ cần đảm bảo giữ ấm 4 bộ phận trên cơ thể trẻ, bao gồm:

    • Giữ bàn tay ấm: Giữ ấm sao cho tay trẻ không đổ mồ hôi.
    • Giữ lưng ấm: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải, bởi nếu trẻ bị đổ mồ hôi ở lưng và không được lau, thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.
    •  Giữ bụng ấm: Bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày non nớt của trẻ. Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.
    • Giữ bàn chân ấm: Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…

1 lạnh”: Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

2 Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ

Không khí lạnh, khô có thể lấy đi độ ẩm trên da, khiến da trẻ bị nứt nẻ và thô ráp

VÌ vậy  cha mẹ hãy Sử dụng máy tạo ẩm, đặc biệt ở trong phòng trẻ để loại bỏ ảnh hưởng gây khô da của thời tiết. Để đảm bảo an toàn, không đặt máy tạo ẩm gần hoặc chiếu trực tiếp vào trẻ.

Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý:

  • Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.
  • Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần cửa sổ, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo nên gió lạnh.
  • Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
  • Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Lưu ý, không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
  • Không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng.
  • Nên loại bỏ bớt quần áo cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể đang tăng lên.

3  Giữ ấm cho con khi đi ngủ

Xem thêm

Khi ngủ, bố mẹ nên cho con mặc thoáng. Có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng bên ngoài. Với bé sinh non, mẹ nên đội thêm mũ. Ngược lại, với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng, không cần thiết đội mũ cho con khi ngủ. 

Nhiệt độ phòng thích hợp ở khoảng 28 độ C, tránh gió lùa nhưng tuyệt đối không được quá bí.

4 Liên tục cấp nước cho trẻ

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ. Vì vậy, việc liên tục cấp nước cho trẻ là lưu ý quan trọng không kém để trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết rét kỷ lục.

Tạo cho trẻ thói quen luôn mang theo bình nước bên người và khuyến khích trẻ luôn uống nước sau mỗi bữa ăn cũng như sau khi tham gia các hoạt động thể chất.

5 Giữ ấm khi tắm

  • Vào mùa đông, bạn chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần. Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11 giờ – 13 giờ.
  • Thời gian lý tưởng nhất là từ 10 giờ -10 giờ 30 hoặc từ sau 13 giờ đến trước 16 giờ.
  • Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.

Sau khi tắm xong thì nên mat-xa cho bé bằng các loại dầu dưỡng ẩm như dầu mè, dầu hạnh nhân, dầu ô liu. Ngoài ra, ba mẹ nên sử dụng dầu khuynh diệp, hoặc dầu tràm  để thoa dưới lòng bàn chân của bé nhằm giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra,  rất thích hợp sử dụng cho trẻ khi bị nghẹt mũi, đau bụng và cảm cúm.

6 Dinh dưỡng mùa lạnh

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh là một điều quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Cần cân đối lượng đạm, tinh bột, rau xanh,… để đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ chống lại cái lạnh. Bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, các loại đậu hạt, yến mạch, ngô, khoai,… cũng rất cần thiết, giúp tăng cường độ làm ấm cơ thể. 

Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung thêm tỏi vào thực đơn để tăng hiệu quả kháng virus. Các loại củ như cà rốt, khoai lang, củ cải trắng, rau xanh, hay các loại trái cây nên bổ sung thường xuyên vào bữa ăn vì nó cung cấp nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Qua bài viết trên, Chắc hẳn  ba mẹ đã nắm được một số mẹo nhỏ để giữ ấm cho trẻ rồi.Sử dụng các thông tin này để giữ ấm cho bé yêu nhà mình thật tốt trong mùa đông này bạn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts