Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không những có tác dụng giúp bé tránh được các bệnh lý về răng miệng mà còn giúp bé ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rơ lưỡi cho bé đúng cách.Nhà thuốc Bạch Mai sẽ chia sẻ cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần rơ lưỡi cho trẻ?

  • Từ ngay khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã tiếp xúc nhiều với các loại vi khuẩn, vi nấm,khoang miệng của trẻ sơ sinh cũng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ra mùi hôi và các bệnh lý răng miệng. Nhưng trẻ sơ sinh còn nhỏ chưa thể tự vệ sinh cho mình nên cha mẹ sẽ là người giúp trẻ thực hiện điều đó.
  • Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được cũng giống như việc đánh răng của người lớn, cần phải làm mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Bởi nếu mặt lưỡi bị tưa lưỡi, trẻ sẽ không cảm nhận được hương vị của sữa mẹ, dẫn tới biếng ăn, bỏ bú. Nghiêm trọng hơn, nếu để lâu vi khuẩn sẽ phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu…
  • Do đó các bậc phụ huynh cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để khoang miệng trở nên sạch sẽ hơn, từ đó cải thiện được khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ.

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần?

Tùy từng bé các mẹ sẽ áp dụng số lần rơ lưỡi khác nhau, cụ thể:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa, mẹ không cần rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày. Vì khi bú, lưỡi của bé cọ sát vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cắn sữa.

Do đó, với trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể rơ lưỡi bé 2 – 3 ngày 1 lần.

Đối với trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài

Với những bé vẫn còn bú sữa mẹ có kết hợp bú thêm sữa công thức thì mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho trẻ.

Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ bú bình xong, nên cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để giúp tráng miệng sạch sẽ cho trẻ.

Bé bú bình hoàn toàn

Cần thường xuyên quan sát vào tình trạng cặn sữa bám trên niêm mạc lưỡi, trung bình cũng 2 – 3 lần/ngày rơ lưỡi cho bé vì sữa bột rất dễ bị đóng cặn gây tưa lưỡi. Đặc biệt, trường hợp này nếu bé không được vệ sinh lưỡi sạch sẽ còn dễ bị viêm họng, viêm lưỡi khiến cho bé bị chán sữa.

Lựa chọn gạc rơ lưỡi phù hợp cho bé

Xem thêm

Để đảm bảo an toàn cho bé tốt nhất mẹ nên lựa chọn các loại gạc rơ lưỡi y tế uy tín, chính hãng.

  • Chất liệu của gạc được làm từ sợi vải Polyester hoặ 100% cotton đảm bảo tính mềm mại

  • Gạc được tiệt trùng sạch sẽ và còn được tẩm các loại thảo dược thiên nhiên giúp làm sạch các mảng bám trên lợi, lưỡi của trẻ;

  • Gạc không chứa hóa chất độc hại, không chứa cồn;

Hướng dẫn các bước rơ lưỡi cho bé

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, điều đầu tiên là cha mẹ cần tìm mua gạc rơ lưỡi ở các hiệu thuốc hoặc tại các sửa hàng, hệ thống siêu thị mẹ và bé. Sau đó hãy thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: rửa tay thật sạch sẽ trước khi vệ sinh răng miệng cho bé;

  • Bước 2: lấy gạc rơ lưỡi ra khỏi vỏ đựng và luồn gạc vào ngón tay trỏ hoặc ngón út;

  • Bước 3: đưa ngón tay đã xỏ gạc vào trong miệng bé, vệ sinh lần lượt từ 2 má trong của trẻ cho đến lưỡi và lợi của bé để loại bỏ các mảng bám và cặn sữa.

Dịch lá hẹ

Lá hẹ có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại và giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong răng miệng. Vì vậy, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được sử dụng phổ biến với các làm rất đơn giản. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi đem đun với 300ml nước.
  • Bước 2: Tắt bếp, vớt lá hẹ ra đem xay hoặc dã nhuyễn.
  • Bước 3: Với phần dung dịch vừa thu được này, bạn thêm vào một chút nước lá hẹ đã đun sôi rồi vắt lấy nước để rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 4: Thực hiện phương pháp này 3-4 lần/tuần.

Rơ lưỡi cho bé bị chảy máu phải làm sao?

Rơ lưỡi cho bé tương tự như hoạt động đánh răng hàng ngày của người lớn giúp làm sạch, bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, khi thực hiện rơ lưỡi cần làm nhẹ nhàng, tuyệt đối không cậy các mảng trắng trong miệng bé. Đối với trường hợp bé bị chảy máu khi rơ lưỡi cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn và chỉ định kịp thời.

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ

Mẹ nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng, cụ thể là khoảng 2 tiếng sau khi ăn sáng. Không nên rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày vì dễ làm trầy xước lưỡi của bé ảnh hưởng đến vị giác về sữa mẹ.

  • Khi rơ lưỡi cần thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh và không rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến cho lưỡi bé dễ bị trầy xước, gây đau và ảnh hưởng đến vị giác của trẻ;

  • Khi thực hiện rơ lưỡi, nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ nên dừng lại và báo ngay cho bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi sau khi rơ lưỡi nên được uống chút nước để làm sạch lại khoang miệng.
  • Tuyệt đối không rơ lưỡi cho bé bằng mật ong bởi vì thành phần clostridium botulinum có trong mật ong sẽ gây ngộ độc thần kinh trẻ;

Hy vọng rằng những thông tin về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nêu trên hữu ích đối với các bậc cha mẹ. Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và đúng cách.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts