Cảm phong hàn là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở mọi đối tượng, có thể lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kịp thời chữa trị. Cảm mạo phong hàn là bệnh lý thường gặp do thời tiết lạnh gây ra, nhất là thời điểm giao mùa. Vậy có cách nào chữa cảm mạo phong hàn tại nhà đơn giản mà hiệu quả không? Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm mạo phong hàn là bệnh gì ?

Phong và hàn là hai trong lục khí độc: Phong, hàn, thử, táo, thấp và giáng hỏa.Cảm hàn hay còn được gọi là cảm mạo phong hàn, thương hàn thường gặp vào mùa đông, bệnh do cảm phải phong hàn tà của thời tiết gây ra. Đồng thời, nếu gặp thêm điều kiện khí hậu ẩm ướt thì bệnh có thể tiến triển thành phong hàn thấp.

Nguyên nhân nhiễm cảm mạo phong hàn

Nguyên nhân nhiễm bệnh bên ngoài cơ thể

  • Bệnh truyền nhiễm cấp tính do hai loại vi khuẩn gây ra bao gồm: trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B).
  • Do hàn khí xâm nhập khiến cho cơ thể bị suy nhượchệ miễn dịch giảm đi và dễ dàng tạo điều kiện bệnh sinh sôi:cơ thể bị nhiễm lạnh khi đi mưa hoặc phơi sương, ngâm trong nước lạnh quá lâu. 
  • Người mới ốm đau chưa khỏi bệnh đã đi ra ngoài.
  • Người có thói quen mở máy điều hòa quá lạnh khi ngủ.
  • Phụ nữ mới sinh thấm nước lạnh sớm.
  • Người đang đổ mồ hôi nhiều (làm việc nặng hay chơi thể thao) lại nhanh chóng dội nước lạnh hay đi vào phòng máy lạnh.

Nguyên nhân bên trong

Do tâm lý người bệnh không ổn định, kết hợp với chế độ ăn thất thường khiến cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, suy nhược.

Các bệnh lý như: Tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, bao tử hoạt động kém, ăn không ngon miệng, ngủ không đủ giấc… cũng là những yếu tố nguy cơ tăng tình trạng suy nhược cơ thể và nguy cơ mắc bệnh phong hàn.

Dấu hiệu nhiễm cảm mạo phong hàn?

Xem thêm
  • Nhức mỏi toàn thân, phù thũng ở thắt lưng cũng như các chi dưới;
  • Thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng, khó tiêu;
  • Khó khăn trong việc co duỗi và cử động, cứng khớp, đau xương khớp, thấp khớp.
  • Các triệu chứng cảm lạnh như: Nhức đầu, trúng gió, sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nhiều.
  • Đau rát trong người, mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện hoặc thay đổi màu nước tiểu/phân/chất thải có thể có mùi hôi khó chịu;
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn không ngon, suy nhược cơ thể.

 Một số phương pháp chữa bệnh nhiễm phong hàn tại nhà

1 Xông hơi

Công dụng của phương pháp này là toát mồ hôi, giải cảm, xua đuổi tà khí, giúp thân nhiệt của người bệnh được cân bằng.

Nguyên liệu: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, sả, chanh, bưởi, lá tre, cúc tần. Có thể sử dụng một loại lá trong số này, hoặc kết hợp nhiều loại đều được.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá, có thể cắt nhỏ hoặc không.
  • Cho hết lá vào nồi rồi đổ ngập nước vào.
  • Đun đến khi sôi thì bắt đầu xông.
  • Chọn phòng kín, tránh gió để xông
  • Dùng chăn trùm kín toàn thân, xông hơi cho thân toát mồ hôi. Xông khoảng 15 – 20 phút thì ngừng.
  • Lau sạch lại cơ thể, thay quần áo nếu cần.

Lưu ý: Trẻ nhỏ không được áp dụng phương pháp xông hơi chữa cảm hàn này.

2 Đánh cảm

Bạn cũng có thể đánh cảm bằng lá trầu không, rượu gừng – tóc rối, cám gạo rang nóng để chữa cảm mạo phong hàn tại nhà. Quy trình cụ thể như sau:

  • Chà 20 – 30 lần vùng trán vuốt sang hai thái dương xuống má.
  • Chà xuôi 20 – 30 lần từ hai bên gáy xuống dọc hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và giữa sống lưng.
  • Chà xuôi từ vai xuống phía ngoài cẳng tay mu bàn tay khoảng 20 – 30 lần.
  • Chà xuôi 20 – 30 lần từ phía sau đùi, phía ngoài đùi xuống cẳng chân, bàn chân.

3 Trà gừng – đường đỏ

Đây là một thức uống rất tốt cho những người bị cảm lạnh dặc biệt sau đi mưa. Một chút gừng tươi thái lát hãm với nước nóng và chút đường đỏ là chúng ta đã có một cốc trà gừng đường đỏ có công hiệu tán hàn giải biểu lại ôn trung. Nếu hàn nhiều, chúng ta có thể cho một chút rượu trắng vào để tăng tác dụng tán hàn, hoạt huyết.

Cháo giải cảm

Ăn cháo nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng cảm mạo phong hàn.

Nguyên liệu gồm có: Gạo nếp 50g, hành tăm cả rễ 20g, gừng tươi 10g. Hành thái nhỏ, gừng thái sợi, hay giã nát cho vào bát. Nấu cháo loãng đến khi chín, múc cháo đang sôi cho vào bát quấy đều. Cháo nóng sẽ giúp hành và gừng bổ chính khí.

Lưu ý: Không dùng phương pháp này này nếu đã ra mồ hôi.

Luôn mang theo dầu gió bên mình

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh trên đây, để đề phòng cảm mạo phong hàn hãy luôn mang bên mình 1 chai dầu gió. Sản phẩm này giúp đánh bay các triệu chứng như: Mệt lả, choáng váng, ngất xỉu, nôn… của cảm mạo phong hàn.

Khi nhiễm phong hàn thường sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá của người bệnh khiến cho cơ quan này làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, hãy xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp nhanh chóng khỏi bệnh nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts