Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hãy cùng Nhà Thuốc Bạch Mai tìm hiểu các yếu tố nguy cơ thầm lặng có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao để từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn nhé.

Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,..

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

*  Chỉ số bình thường:

+ Huyết áp tâm thu ( số đầu tiên):từ 90 – 129mmHg.

+ Huyết áp tâm trương (số thứ hai):từ 60 – 84 mmHg.

Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp

Xem thêm

Khoảng 90 – 95% các trường hợp bị tăng huyết áp là không có nguyên nhân trực tiếp, còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp như:

  • Lạm dụng rượu bia và thuốc lá;
  • Chế độ ăn nhiều muối;
  • Ăn nhiều loại chất béo có hại;
  • Ít vận động cơ thể;
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau củ;thừa cân, béo phì.

Khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp là có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp thứ phát, hay tăng huyết áp có căn nguyên. Khi bạn bị tăng huyết áp xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc tăng huyết áp rất khó đưa về mức bình thường thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không. Những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp như:

  • Bệnh lý về thận như viêm cầu thận mạn, hẹp động mạch thận;
  • Bệnh tuyến thượng thận;
  • Tăng huyết áp thai kỳ;
  • Hẹp eo động mạch chủ,..

Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

Triệu chứng cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý có tình trạng diễn biến thầm lặng. Nhiều người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào và có thể phải mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức các triệu chứng trở nên rõ ràng.

Hầu hết người bị bệnh cao huyết áp không gặp bất kỳ triệu chứng nào, đó là lý do vì sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tuy nhiên, thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, người bệnh có thể nhận biết mình có bị cao huyết áp hay không. Nếu như người bệnh bị cao huyết áp, dưới đây là 7 triệu chứng cao huyết áp thường gặp không nên lơ là:

  • nhức đầu
  • buồn nôn
  • chóng mặt, choáng
  • xuất huyết kết mạc
  • chảy máu cam
  • đau tim
  • tê, ngứa râm ran các chi

Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng những triệu chứng này có thể được quy cho các vấn đề khác. Vì vậy, cách tốt nhất để biết bạn có bị cao huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên.

Biến chứng tim mạch nguy hiểm do tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng như suy thận, mù lòa, xuất huyết não, đột quỵ,…Đặc biệt, tăng huyết áp là khởi đầu trong chuỗi các bệnh tim mạch nguy hiểm, nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Bệnh tim giai đoạn cuối, dẫn đến tử vong.

Các chẩn đoán phát hiện bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp cao  thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng báo trước và nhiều người thường không biết rằng mình đã mắc bệnh. Do đó, việc kiểm tra huyết áp là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nói chung và tần suất bạn nên kiểm tra huyết áp tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn.

  • Đo huyết áp ít nhất hai năm một lần bắt đầu từ 18 tuổi.
  • Nếu bạn ở độ tuổi từ 40 trở lên hoặc từ 18 đến 39 tuổi có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, hãy yêu cầu kiểm tra huyết áp mỗi năm
  • Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn có thể tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp, được bán ở một số cửa hàng và hiệu thuốc

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg có hoặc không kèm theo một trong các dấu hiệu như co giật, nhìn mờ, lừ đừ, nôn, hôn mê, khó thở hoặc đau tức ngực dữ dội.

Khi xảy ra các dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

*Nơi khám chữa bệnh uy tín:

Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện phụ sản Trung ương

Điều trị bệnh cao huyết áp?

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung.

Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

*Thay đổi lối sống

Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống là một phương pháp hiệu quả nhất để điều trị hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng cao huyết áp

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối(dưới 6g /ngày);
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

*Thuốc điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.

  • Thuốc chẹn beta:Thuốc chẹn beta làm giảm lực bóp của tim và nhịp tim chậm hơn. Điều này giúp làm giảm lượng máu được bơm qua các động mạch với mỗi nhịp đập và làm giảm huyết áp.

 VÍ DỤ : Propranolol, atenolol, metoprolol,..

  • Thuốc lợi tiểu:Thuốc lợi tiểu có thể giúp thận loại bỏ lượng natri dư thừa này ra khỏi cơ thể. Khi natri được đào thải, chất lỏng dư thừa trong máu sẽ di chuyển vào nước tiểu, dẫn đến hạ huyết áp. 

 Ví dụ : Furosemid,

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEi):Thuốc ức chế ACE (men chuyển đổi angiotensin) có thể ngăn cơ thể sản xuất nhiều hóa chất này, giúp giãn các mạch máu và giảm huyết áp.

 Ví dụ : captopril, enalapril,

  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): Trong khi thuốc ức chế men chuyển nhằm mục đích ngăn chặn việc tạo ra angiotensin, thì ARB ngăn chặn angiotensin liên kết với thụ thể của nó. Điều này cũng giúp giãn mạch và hạ huyết áp.
    Ví dụ : Methyldopa, clonidin,…
  • Thuốc chẹn kênh canxi:Thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng ngăn chặn các ion canxi đi vào vào cơ tim. Điều này dẫn đến chậm nhịp tim và huyết áp thấp hơn. Hơn nữa, những loại thuốc này cũng hoạt động trong các mạch máu, làm giãn mạch và hạ huyết áp.

 Ví dụ : Nifedipin, Nimodipin,Diltiazem,…

Phương pháp phòng ngừa cao huyết áp

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị cao huyết áp, bạn có thể thực hiện các việc dưới đây ngay bây giờ để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của nó.

  • Thêm trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống
  • Hạn chế đường tinh luyện
  • Giảm lượng natri
  • Giảm cân, tăng cường tập thể dục
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên.

Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Bạch Mai để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về sức khỏe nhé!

Tham khảo các thuốc điều trị Huyết áp cao:

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts