Chân tay lạnh là biểu hiện rất thường gặp ở cơ thể. Tuy nhiên,chân tay lạnh không kể thời tiết là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe cơ thể. Bạn không được chủ quan với tình trạng này.Hãy cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!


Thông thường,Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể đảm bảo giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm. Điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi khiến bạn cảm thấy lạnh.Tuy nhiên nếu bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức, thậm chí gây khó chịu hoặc đi kèm với một số triệu chứng chẳng hạn như thay đổi màu sắc ngón tay, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý của cơ thể.

Triệu chứng của tay chân lạnh 

  • Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng;

  • Bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh;

  • Tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn;

  • Da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù;

  • Da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên;

Nguyên nhân dẫn tới chân tay lạnh

  • Khí huyết không lưu thông, thành mạch co lại khi nhiệt độ ngoài trời thấp dễ làm tắc nghẽn mạch, máu không đủ nuôi dưỡng các tế bào, nhất là ở phần chân. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị lạnh bàn chân
  • Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
  • Thiếu máu:  là tình trạng suy giảm lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt. Khi bị thiếu chất sắt, các tế bào hồng cầu không được cung cấp đủ huyết sắc tố để vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Kết quả khiến bàn tay và bàn chân của người bệnh nhiễm lạnh.
  •  Thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản:Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.
  • Suy giáp: tuyến giáp là tuyến nhiệt chính nên nếu bị suy giáp cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm sút trí nhớ, rụng tóc và dễ bị lạnh tay chân trong mùa đông.
  • Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), đặc biệt là đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. 
  • Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.

Hướng dẫn một số cách chữa bàn chân lạnh

Xem thêm

*Bài thuốc Đông y

Bài thuốc :Thập toàn đại bổ

  • Bài thuốc này gồm các dược liệu: bạch truật, nhân sâm, phục linh, đương quy, thục địa, hoàng kỳ, xuyên khung, càn khương, chích thảo, nhục quế,…
  • Cách thực hiện đơn giản là đem những dược liệu đó sắc uống sẽ giúp đại bổ khí huyết. Đây là bài thuốc phù hợp với người bị lạnh chân tay kèm theo bệnh huyết áp thấp, tiểu đường, bị ốm lâu ngày,…

*Thảo dược dân gian

  • Ngải cứu chữa bàn chân lạnh:tác dụng trừ hàn lạnh và tăng dương khí nên vừa chữa tay chân lạnh vừa hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp tương đối hiệu quả.
  • Cách làm:Lấy 30 – 50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15 – 20 phút.

Gừng tươi chữa bàn chân lạnh

Lấy 20 – 30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1.5 lít nước. Lưu ý cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.

Tốt nhất nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả.

Biện pháp hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh

  • Giữ ấm cơ thể:  đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay mềm mại và có khả năng giữ ấm cũng như thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát
  • Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.
  • Ăn uống hợp lý. Những đồ có nhiều calo và chất béo sẽ là sự lựa chọn của bạn trong mùa đông giá rét vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cơ thể.
  •  Massage chân tay trong những ngày thời tiết hạ nhiệt để thư giãn, giãn cơ và kích thích lưu thông máu.
  • Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.

Hy vọng qua bài viết trên , bạn biết được những cách chữa và phòng tranh tay chân lạnh hiệu quả. Nếu thấy hay , hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé !

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts