Đau đầu căng thẳng hay mọi người vẫn thường gọi là đau đầu căng cơ, nhức đầu căng cơ là dạng đau đầu phổ biến ở tất cả mọi người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh mà còn khiến sức khỏe bị suy giảm.Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của chứng đau đầu căng cơ qua bài viết dưới đây nhé!

Đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu căng cơ là những cơn đau đầu đặc trưng bởi đau hai bên đầu, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình. Bệnh thường xảy ra đối với nhóm người hay bị stress, lo âu trong thời gian dài. 

Đau đầu căng cơ được phân loại gồm:

  • Nhức đầu căng cơ từng cơn không thường xuyên: Các cơn đau ít hơn 1 ngày trong tháng.
  • Nhức đầu căng cơ từng đợt: Các cơn đau đầu từ 1 đến 14 ngày trong 1 tháng.
  • Nhức đầu căng cơ mãn tính: Đau đầu nhiều hơn 15 ngày mỗi tháng.

Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên những cơn đau đầu căng cơ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Đối với đau đầu kiểu căng thẳng cũng có thể là do sự kích thích quá mức các tế bào thần kinh cảm giác.

Một số yếu tố nguy cơ:

  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, ngủ không sâu rất dễ bị đau đầu.
  • Tư thế cổ, vai và gáy khi đứng, ngồi, nằm không chuẩn, lưng, cổ không thẳng gây cản trở lưu thông máu đến não.
  • Ngồi cúi mặt quá lâu.
  • Nhạy cảm với thuốc ngủ: Tăng độ nhạy cảm với các thuốc dẫn truyền thần kinh được cho là đóng một vai trong quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đau đầu căng cơ
  • Sử dụng rượu bia.
  • Vấn đề nha khoa: Ví dụ như tật nghiến răng, thói quen cắn mạnh hai hàm răng lại với nhau.
  • Hút thuốc lá, uống cà phê.
  • Cảm cúm, mệt mỏi.
  • Viêm xoang.
  • Chế độ dinh dưỡng tiêu thụ những thực phẩm có chứa nhiều chất tyramine, monosodium glutamate và cafein.
  • Chấn thương tâm lý dẫn đến stress, căng thẳng kéo dài, lâu dần hình thành đau đầu căng cơ mạn tính.

Ngồi cúi mặt quá lâu là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu căng cơ

Triệu chứng của đau đầu căng cơ

Xem thêm

Biểu hiện chính của một cơn đau đầu căng cơ là đau đầu nhẹ đến trung bình, hai bên đầu, không đau nhói, mà không có đặc điểm đau nghiêm trọng hoặc đau một bên đầu theo kiểu mạch đập

  • Cơn đau đầu xuất hiện từ 2 bên đầu, cơn đau âm ỉ, không đau nhiều nhưng mức độ đau ngày một tăng.
  • Cơn đau đầu không theo nhịp và không tăng lên khi gắng sức
  • Những cơn đau kiểu bóp chặt đầu giống như đội một chiếc mũ chật xuất hiện nhiều hơn.
  • Thường xuyên đau đầu âm ỉ.
  • Cảm thấy bị ép giống như có một trọng lượng nặng đè trên đầu hoặc vai.
  • Khó chịu, mệt mỏi trong người.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Cơn đau xuất hiện ít nhất 8 – 10 lần tương tự nhau.
  • Thời gian đau đầu kéo dài từ 30 phút đến 5 – 7 ngày sau đó.

 

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời khi gặp các dấu hiệu sau của bệnh đau đầu căng cơ:

  • Đau đầu âm ỉ, dai dẳng.
  • Đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Mất tập trung ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.
  • Buồn nôn, nôn.

Cách chẩn đoán đau đầu căng cơ

  • Thăm khám lâm sàng:bác sĩ sẽ sử dụng bảng phân loại quốc tế về đau đầu bản 3 (ICHD-3) để đánh giá chính xác mức độ của bệnh tình. Bảng với 5 cấp độ khác nhau, bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng của bệnh nhân để biết xem người bệnh đang đau đầu ở mức độ nào.
  • Xét nghiệm:CT scan hay MRI nếu quá trình thăm khám nhận thấy có các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị đau đầu căng cơ

Thông thường những trường hợp bị đau đầu căng cơ nhẹ có thể tự khỏi bằng việc giải tỏa tâm trạng và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trường hợp nặng hơn có thể cần phác đồ điều trị :

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen natri.
  • Thuốc kết hợp: Aspirin, acetaminophen hoặc cả hai thường được kết hợp với caffein hoặc thuốc an thần.

 Dự phòng tái phát đau đầu căng cơ

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: bị đau đầu căng cơ từng đợt hoặc mạn tính thường dùng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline bắt đầu từ liều thấp nhất sau đó tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Trường hợp không dung nạp thuốc có thể chuyển sang Protriptylin, Nortriptyline. Thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón.

+ Thuốc chống trầm cảm khác: Mirtazapine, Venlafaxine.

+ Thuốc chống co giật: một số ít trường hợp sẽ được cân nhắc dùng Topiramate, Gabapentin.

Kết hợp chế độ ăn uống vận động :tập yoga, ngồi thiền, gym, chạy bộ,… thay đổi tư thế ngồi

Biện pháp phòng ngừa đau đầu căng cơ

  • Liệu pháp xoa bóp cổ, vai gáy.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Uống đủ nước.
  • Ngủ đủ.
  • Không bỏ bữa.

Chứng đau đầu căng cơ phổ biến, không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng vẫn cần được chẩn đoán, điều trị thích hợp.Nếu thấy bài viết này bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân ngay nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts