Đau đầu là một bệnh rất thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm hơn nhiều so với đa số mọi người tưởng tượng. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!

Đau đầu là gì?

Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thỉnh thoảng đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu.

 =>Bệnh đau đầu có thể chia làm 2 nhóm: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát xuất hiện do các vấn đề liên quan đến cấu trúc đầu và cổ, không phải triệu chứng gây ra bởi những bệnh lý tiềm tàng.

Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát có thể được coi là triệu chứng hoặc dấu hiệu của một bệnh lý khác trong cơ thể.

Triệu chứng đau đầu

Triệu chứng đau đầu căng cơ

  • Người bệnh bị nhức đầu từ nhẹ đến vừa, cảm giác đầu bị bó, kẹp như có một dải băng quấn căng quanh đầu.
  • Tình trạng đau căng đầu xảy ra ở cả hai bên đầu và thường xuất hiện trong thời gian ngắn.

Triệu chứng đau nửa đầu

  • Người bệnh bị đau đầu từ vừa đến nặng. Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, cảm giác dồn dập, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi cơn đau xảy ra.
  • Người bị đau nửa đầu thường nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và mùi
  • Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và lặp lại thường xuyên.

Triệu chứng đau từng cụm

  • Cơn đau nhức nhối bắt đầu ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh một mắt, kéo dài từ 15 phút – 3 giờ.
  • Có thể đi kèm với các triệu chứng sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bên phần đầu bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân đau đầu

Xem thêm

Đau đầu Nguyên phát

  • Bia, rượu (đặc biệt là rượu vang đỏ), chất kích thích
  • Cà phê, trà, bột ngọt hoặc các thực phẩm chứa nhiều nitrat (thịt đông lạnh, xúc xích, giăm bông,…)
  • Thuốc lá và các chất có nicotin
  • Mất ngủ hoặc thiếu ngủ
  • Các hoạt động gắng sức như tập thể dục, chạy bộ,…
  • Ho, hắt hơi, cười hoặc khóc dữ dội, rặn mạnh khi đi vệ sinh,.

Đau đầu thứ phát

  • Nhiễm trùng
  • Cảm lạnh
  • Viêm xoang
  • Bệnh lý về sọ như u não, xuất huyết não, viêm màng não,…
  • Tăng huyết áp, hạ huyết áp đột ngột
  • Các bệnh mãn tính: Đái tháo đường, lupus ban đỏ,..

Biến chứng của đau đầu là gì?

Những cơn đau đầu kéo dài  khiến bệnh nhân mất ngủ, chán ăn, stress, suy giảm trí nhớ và dẫn đến những thay đổi bất thường khác của cơ thể.

Biến chứng cũng có thể xuất hiện do việc lạm dụng thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng đau đầu trước đó. Nguy hiểm hơn, một số cơn đau đầu còn có thể gây nên những biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, động kinh,…

Cách chẩn đoán phát hiện bệnh đau đầu?

Đau đầu thường sẽ được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng thông qua việc thăm khám, trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, vị trí, mức độ, tần suất cơn đau.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm khác để góp phần chẩn đoán như:

  • Chụp CT sọ não
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Ghi điện não
  • Chụp động mạch não

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và chữa trị kịp thời:

  • Cơn đau đầu đột ngột và dữ dội.
  • Đau đầu kèm theo sốt, khó thở, cứng gáy, phát ban.
  • Đau đầu sau khi chấn thương, tai nạn.
  • Có một hoặc nhiều cơn đau đầu mỗi tuần, các cơn đau ngày càng trầm trọng và không biến mất.
  • Đau đầu do hoạt động gắng sứchoặc đau đầu mỗi khi ho, khi cúi người.
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinhnhư co giật, rối loạn hành vi, suy giảm thị lực, chóng mặt,…

=> cố gắng ghi nhớ vị trí, mức độ, tần suất cơn đau.-> giúp Bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé

Nơi khám chữa bệnh uy tín

  • Hà Nội: Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y

Các phương pháp điều trị chứng đau đầu

Kiểm soát stress

Việc đầu tiên cần thiết nhất khi bị đau đầu là Kiểm soát stress. Sau đó, tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

  • Mát-xa đầu, cổ và lưng.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu, cổ và phần vai gáy.
  • Tập hít thở sâu.
  • Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ.
  • Thiền hoặc châm cứu.
  • Sử dụng liệu pháp âm thanh và hình ảnh.

Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau không kê đơn

Phổ biến là Paracetamol và Aspirin: để điều trị các cơn đau đầu từ nhẹ tới vừa tại nhà

Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc giảm đau sẽ dẫn đến những cơn đau đầu hồi ứng mới.

Tham khảo 1 số thuốc giảm đau tại nhà thuốc:

Thuốc kê đơn: áp dụng với những cơn đau đầu nghiêm trọng và kéo dài

  • Sumatriptan thường được chỉ định để chữa chứng đau nửa đầu.
  • Thuốc chẹn beta (propranolol, atenolol)
  • Verapamil (thuốc chẹn kênh canxi)
  • Methysergide maleate (giúp giảm co thắt mạch máu)
  • Amitriptyline (thuốc chống trầm cảm)
  • Axit valproic (thuốc chống động kinh)
  • Dihydroergotamine
  • Lithium
  • Topiramate

=>Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cũng có công dụng hỗ trợ tốt cho tình trạng đau đầu:

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng đau đầu mà hầu hết mọi người đều từng mắc phải. Hãy chia sẻ ngay cho người thân, bạn bè để cảnh giác và nhận biết sớm các bệnh lý tiềm tàng nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts