Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm trùng ở mắt,Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh đau mắt hột qua bài viết dưới đây nhé!

Đau mắt hột là gì?

Bệnh đau mắt hột là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, bệnh có tiến triển mạn tính, rất dễ lây lan thành dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc qua dùng chung đồ vật với người mắc bệnh.

Đau mắt hột không được điều trị dẫn tới tái nhiễm vi khuẩn nhiều lần gây ra các sẹo trông giống như các hạt ở trong mắt. Sẹo tiến triển nặng hơn ảnh hưởng tới sụn mi và làm phát triển các lông quặm.

1 số hình ảnh đau mắt hột

Nguyên nhân gây đau mắt hột

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis loại A, B, C (gây đau mắt hột), một loại vi khuẩn gram âm có thể gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia (loại D, E, F, G, H…).

*Đường lây truyền bệnh đau mắt hột

Lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh

    • Khăn mặt, đồ vải bẩn
    • Ruồi: mang tác nhân lây truyền bệnh có trong gỉ mắt người bệnh đậu vào mắt người lành lây truyền bệnh.
    • Ngón tay bẩn: Người bệnh dụi tay lên mắt khiến vi khuẩn gây bệnh bám vào và vô tình đưa sang mắt kia (tự lây truyền) hoặc tiếp xúc với người khác lây truyền bệnh đau mắt hột.

*Các yếu tố nguy cơ

  • Môi trường sống và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo: khi sống trong môi trường đông đúc, thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh hoặc môi trường không sạch sẽ, nhiều ruồi thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.
  • Điều kiện vệ sinh kém: không có đủ nước sạch sinh hoạt và môi trường sống thiếu vệ sinh làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Tuổi: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: nữ giới thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Điều này có thể đến từ việc phụ nữ thường đảm nhận vai trò chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình.

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột

Các giai đoạn đau mắt hột:

Xem thêm

Gồm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (giai đoạn viêm – hột): giai đoạn đầu trong quá trình nhiễm trùng, thường có năm hoặc có thể nhiều hơn các nang. Xuất hiện các vết sưng nhỏ chứa tế vết sưng nhỏ chứa tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch) có thể được tìm thấy bên trong mí mắt trên (kết mạc sụn mi trên).

Giai đoạn 2 (giai đoạn viêm mắt hột nặng): mắt có các biểu hiện viêm với sự sưng lên ở mí mắt trên, mức độ viêm nghiêm trọng bao gồm các cảm giác nóngđỏ và đau. Đây cũng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao.

Giai đoạn 3 (sẹo kết mạc do mắt hột): nhiễm trùng không được điều trị nên tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến hình thành sẹo ở bên trong mí mắt. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng và mí mắt có thể bị biến dạng.

Giai đoạn 4 (lông quặm do mắt hột):: Sẹo tiến triển nặng hơn, làm biến dạng sụn mi khiến lông mi quặm vào và cọ xát vào giác mạc, làm trầy xước giác mạc.

Giai đoạn 5 (sẹo đục giác mạc do Mắt hột ): Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm cùng với tác động của lông quặm dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở giác mạc. Tổn thương có thể không phục hồi khiến người bệnh bị mù lòa.

Dấu hiệu của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Khi nhiễm bệnh, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:

    • Ngứa ở mắt và mí mắt.
    • Chảy nước mắt có lẫn chất nhầy hoặc mủ.
    • Sưng mí mắt.
    • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
    • Đau mắt và khu vực xung quanh mí mắt.
    • Đỏ mắt.
    • Suy giảm hoặc mất thị lực.

Biến chứng của bênh Đau Mắt hột

  • Biến dạng mí mắt, lông quặm (lông mi mọc ngược) làm trầy xước giác mạc.
  • Sẹo giác mạc không phục hồi.
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
  • Suy giảm thị lực không phục hồi, mù lòa.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn thấy các dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ, tránh việc chủ quan để bệnh tiến triển nặng có thể để lại các biến chứng nguy hiểm:

    • Ngứa, sưng và kích ứng ở mí mắt.
    • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
    • Đỏ mắt, có mủ chảy ra ở mắt.
    • Suy giảm thị lực bất thường, không rõ nguyên nhân

Nơi khám chữa bệnh đau mắt hột

Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec)

Phương pháp điều trị bệnh  đau mắt hột

*Sử dụng thuốc

ĐIều trị bằng kháng sinh là lựa chọn trong giai đoạn đầu để điều trị bệnh. 

Thuốc mỡ tra mắt tetracycline hoặc kháng sinh azithromycin đường uống là một trong các loại kháng sinh thường được lựa chọn.

=>Lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài  biện pháp đặc hiệu trên thì khi điều trị nội khoa cần lưu ý:

    • Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng nước sạch, đặc biệt vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
    • Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân và vệ sinh mắt với các thành viên trong gia đình.
    • Kết hợp điều trị cả cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tự ý điều trị và lạm dụng thuốc kháng sinh.
    • Tra nước mắt nhân tạo để chống khô mắt và bổ sung đầy đủ vitamin.

Duy trì tra nước mắt nhân tạo để chống khô mắt

*Phẫu thuật

Khi bệnh đau mắt hột tiến triển với các biến chứng nặng hơn bao gồm biến dạng mí mắt, lông quặm,.. thì phẫu thuật có thể sẽ là phương pháp cần thiết.

Phẫu thuật xoay mí mắt:giúp hạn chế sự tiến triển của sẹo giác mạc và giúp ngăn ngừa mất thị lực nặng thêm.

Biện pháp phòng ngừa đau mắt hột

    • Rửa tay thường xuyên.
    • Không chạm tay vào mắt.
    • Thay khăn tắm, khăn lau thường xuyên và không dùng chung.
    • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như kính áp tròng, kính mắt, khăn tay, đồ trang điểm,….
    • Hạn chế sử dụng các đồ vật hoặc mỹ phẩm lên mắt như lens, mascara,…
    • Ngừng đeo kính áp tròng khi mắt có các triệu chứng bất thường cho đến khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ.
    • Nếu bạn hoặc người thân nhiễm bệnh cần thực hiện cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chiến lược SAFE để phòng chống dịch bệnh đau mắt hột

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin cần thiết về bệnh đau mắt hột. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts