Đau nặng chân vào cuối ngày là một triệu chứng khác biệt với đau do các bệnh lý cơ xương khớp. Tình trạng này có thể do các bệnh lý lành tính như suy tĩnh mạch nhưng cũng có thể do các nguyên nhân nguy hiểm như thuyên tắc huyết khối, bệnh lý động mạch ngoại biên. Vậy tại sao triệu chứng này lại xuất hiện ở người trẻ và khác biệt với đau do các bệnh lý cơ xương khớp?Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đau nặng chân về chiều

Hệ thống mạch máu chi dưới đưa máu trở về tim theo chiều từ dưới lên chống lại trọng lực. Khi hệ thống này bị suy yếu sẽ dẫn đến ứ trệ máu ở chi dưới làm lưu lượng máu lưu thông kém, dẫn đến cảm giác nặng nề ở chân và có thể gây đau.  

Khi các tĩnh mạch dãn to lâu ngày sẽ trở nên mất tính đàn hồi, các van trở nên suy yếu hơn khiến máu ứ trệ ở chi dưới, gây ra triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN. Lâu dần có thể tiến triển nặng gây vết loét khó lành, thậm chí có thể hình thành huyết khối gây tắc mạch.  

Phân biệt đau nặng chân về chiều và đau cơ xương khớp 

Cảm giác đau nặng chân thường được người bệnh mô tả là chân có cảm giác nặng nề, khó nhấc chân khỏi sàn để bước đi, gần giống như cảm giác kéo lê một bao tải khoảng 2,5 kg. Đặc biệt xảy ra vào cuối ngày và đôi khi gây đau nữa.  

Tuy nhiên, triệu chứng này khiến một số người nhầm lẫn với đau do các bệnh lý cơ xương khớpKhác với đau nặng chân, đau khớp thường xuất hiện tại các khớp (như khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, khớp bàn ngón chân), đau sâu, lan toả, khó xác định điểm đau khu trú và có thể kèm theo dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, ấn đau nhói, gây giới hạn cử động khớp. 

Ngoài ra, triệu chứng đau do bệnh lý cạnh khớp (như các điểm bám gân, dây chằng,…) thường đau tại một vị trí và giới hạn một số động tác nhất định liên quan đến cấu trúc bị tổn thương. 

Triệu chứng đau nặng chân về chiều

Xem thêm

Cảm giác đau nặng chân thường được người bệnh mô tả là chân có cảm giác nặng nề, khó nhấc chân khỏi sàn để bước đi, gần giống như cảm giác kéo lê một bao tải khoảng 2,5 kg.

Thời điểm đau: ​

  • Suy giãn tĩnh mạch đau tăng nặng về chiều hoặc khi đứng lâu ngồi nhiều. ​
  • Viêm khớp đau cả ngày thường lúc sáng sớm, khi trở trời.

Vị trí đau:​

Cảm giác kèm theo: ​

Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi triệu chứng không cải thiện, xuất hiện kèm theo dấu hiệu đau chân nhiều, sưng tấy đỏ hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường gây khó chịu để được phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân nguy hiểm như tắc mạch nhé

Mẹo nhận diện SỚM suy giãn tĩnh mạch thông qua 2 câu hỏi

  • Về triệu chứng: Triệu chứng có tăng nặng khi đứng lâu ngồi nhiều hay về cuối ngày hoặc có giảm khi gác chân cao/vào sáng sớm hay không?
  • Về nghề nghiệp: Công việc bạn đang làm có phải đứng lâu/ ngồi nhiều thường xuyên hay không?

Nếu như câu trả lời là có ở những câu hỏi trên, có thể bạn đã mắc suy giãn tĩnh mạch đấy.

Cách cải thiện triệu chứng đau nặng chân vào cuối ngày

Một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng mà bạn có thể áp dụng tại nhà như: 

Thay đổi lối sống:  

  • Kê cao 2 chân khoảng 15-20cm khi ngủ  

  • Duy trì hoạt động thể chất: đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… 

  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi phải đứng lâu, ngồi nhiều 

  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc lá 

Bên cạnh đó, sản phẩm Thuốc trợ tĩnh mạch 500mg (daflon 500mg) được nhập khẩu từ Pháp với công dụng giảm nhanh triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân về chiều và chuột rút về đêm được các bác sĩ và dược sĩ toàn quốc tin dùng hơn 30 năm.

Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân mình biết những thông tin hữu ích nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts