Gai xương – dấu hiệu của xương bị thoái hóa cần lưu ý
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
2 Tháng năm, 2024
Gai xương là hiện tượng cựa xương phát triển dọc theo cạnh của xương.Gai xương là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh gây ra hiện tượng đau đớn cho người bệnh do chúng gây chèn ép các dây thần kinh ở gần đó.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về bệnh gai xương qua bài viết dưới đây nhé!
Gai xương (Bone Spurs hay Osteophytes) là phần thừa mọc nhô ra dọc theo các cạnh đầu xương. Các gai này thường hình thành ở các khớp, nơi mà các đầu xương tiếp xúc với nhau
Gai xương (Osteophytes hay Bone spurs) hình thành khi khớp hoặc xương bị tổn thương do viêm khớp, thoái hóa khớp. Khi sụn bị mất đi xương ngày càng lộ ra, cơ thể sẽ phản ứng với tình trạng bằng cách tăng cường lắng đọng canxi tạo ra xương mới, sự phát triển này hình thành gai xương. Gai xương được tạo ra như một cách để cố gắng bình thường hóa sự mất cân bằng lực trên khớp.
Gai xương có thể hình thành phát triển từ bất kỳ xương nào, tuy nhiên có một số vị trí thường xuất hiện gai xương như:
Cột sống.
Đầu gối.
Gót chân.
Khớp Háng.
Vai.
Cổ tay.
Bàn chân và ngón chân
Đối tượng dễ mắc bệnh
Hầu hết trường hợp, gai xương chủ yếu hình thành ở người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 trở lên. Mặc dù vậy, bởi vì nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau mà trong nhiều năm qua, ngay cả người trẻ tuổi cũng có khả năng gặp phải vấn đề này.
Nguyên nhân gây gai xương
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai xương chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn, khiến khớp bị thoái hoá và dẫn tới tình trạng xương “mọc” gai.
Tình trạng này thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề như:
Thoái hoá khớp:Tổn thương khớp do thoái hóa khớp là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra gai xương.
Viêm khớp
Chấn thương vật lý ảnh hưởng đến xương khớp:Chấn thương cột sống có thể dẫn đến tổn thương xương và viêm. Nếu vết thương không lành hoặc khó lành, những xương bị tổn thương này có thể bắt đầu phát triển gai xương để cố gắng giảm bớt tình trạng tổn thương này.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải gai xương
Có nhiều yếu tố góp phần gây ra gai xương:
Thoái hóa.
Di truyền.
Chấn thương
Dinh dưỡng.
Tư thế xấu.
Lối sống tĩnh tại.
Viêm khớp.
Béo phì
Triệu chứng của gai xương
Xem thêm
Trong nhiều trường hợp, gai xương không gây ra cảm giác đau đớn nào. Ngay cả khi có gây đau, gai xương cũng không phải nguyên nhân chính mà là do các vấn đề tiềm ẩn khác ( như do các bệnh lý viêm khớp, bệnh tật, thoái hóa).
Gai lớn lên dần và bắt đầu chèn ép tổ chức mô mềm xung quanh, khi đó các triệu chứng mới xuất hiện:
Đau tại khớp hoặc có thể lan đi theo đường dây thần kinh kèm cảm giác dị cảm vùng đó.
Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài, tăng dần hoặc xuất hiện thêm một số triệu chứng ở giai đoạn nặng dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ:
Không thể vận động do đau.
Khớp sưng to, đỏ, đau.
Rối loạn cảm giác: tê tay, tê chân, cảm giác kiến bò, mất cảm giác,…
Không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện.
Nơi khám chữa gai xương
Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
Chẩn đoán gai xương
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá bệnh sử của người bệnh, quan sát và sờ, cảm nhận vùng da quanh khớp bị đau trong buổi kiểm tra này.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh:
Chụp X-quang
Chụp CT với mục đích kiểm tra chi tiết ở xương và nhiều mô khác mà phim X-quang không cung cấp rõ
Chụp MRI giúp kiểm tra tình trạng cụ thể ở lớp sụn và dây chằng
Phương pháp điều trị gai xương
Mục tiêu của hướng điều trị bảo tồn là chấm dứt các đợt đau viêm thông qua những giải pháp sau:
Chườm đá để giảm sưng.
Giảm cân để giảm sức ép cho khớp và xương vùng lưng và gối
Nghỉ ngơi: khi cơn đau tăng lên và khớp bị sưng to.
Sử dụng miếng lót giày: nếu bị gai gót chân.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: như paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen. Lưu ý, các thuốc sử dụng luôn luôn phải có chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu: Các bài tập và giãn cơ có thể làm giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường cơ bắp quanh khớp. Vật lý trị liệu rất hữu ích vì phương pháp này tập trung vào việc tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng như cột sống, gối,… giúp các cơ có khả năng bù trừ vận động cho các xương tổn thương.
Phẫu thuật: Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục tiến triển sau sáu tháng đến một năm điều trị nội khoa tích cực bạn có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật. N
Phương pháp phòng ngừa gai xương hiệu quả
Phòng ngừa gai xương hình thành là điều không thể nếu tình trạng này liên quan đến thoái hóa khớp hoặc cột sống. Tuy nhiên, một số biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ hình thành những mấu xương thừa này từ những vấn đề khác, bao gồm:
Mang giày vừa với chân, có đệm và phần hỗ trợ vòm bàn chân tốt
Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều canxi và vitamin D nhằm bảo vệ xương chắc khỏe
Thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất
Giảm cân nếu cần thiết
Thăm khám cùng bác sĩ càng sớm càng tốt khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở khớp (đau, sưng, cứng…) để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả
Bệnh gai xương tuy không nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan có thể dẫn đến những biến chứng nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy chia sẻ kiến thức này đến những người yêu thương của mình để cùng phòng chống bệnh gai xương nhé!