Bệnh thoát vị đĩa đệm là vấn đề nhiều người đang phải đối mặt, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy với người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì để phục hồi, giảm triệu chứng bệnh? Hãy tham khảo bài vuêts dưới đây nhé

Tại sao người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp và hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị tổn thương từ bên trong. Chính vì vậy, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm giàu Glucose

Nhóm thực phẩm này cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, giống như nhiên liệu cho động cơ hoạt động. Cơ thể sẽ dùng Glucose để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động, thực hiện các hoạt động sống trong cơ thể cũng như các hoạt động hàng ngày như chơi thể thao, đọc sách, thậm chí là nghỉ ngơi.

Glucose trong nhiều loại thực phẩm, song nên lựa chọn nguồn thực phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe như: hoa quả, ngũ cốc, bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên hạt,…

Những thực phẩm chứa nhiều glucosamine

Glucosamine chính là một dạng glucose, chúng được đánh giá khá cao về khả năng làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của đĩa đệm cột sống.

Các loại thực phẩm giàu glucosamine đó là tôm và một số động vật giáp xác khác,… Với chế độ dinh dưỡng được cung cấp đủ glucosamine, chắc chắn tình trạng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện trông thấy.

Những bạn có tiền sử bị dị ứng tôm nên cân nhắc và ăn một số thực phẩm khác thay thế mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ glucosamine nhé!

Bổ sung Axit béo Omega 3

  • Omega-3 có tác dụng giảm đau, giảm viêm trong thoát vị đĩa đệm
  • Cá nước lạnh: cá thu, cá hồi, cá ngừ.
  • Các loại hạt: quả óc chó, hạt hạnh nhân, macca,…
  • Ngoài ra, bổ sung acid béo omega-3 từ dầu cá hoặc thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn.

Những thực phẩm giàu vitamin

 Vitamin là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu, đặc biệt đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Nhờ bổ sung đủ vitamin A, vitamin C, đĩa đệm cột sống sẽ được nuôi dưỡng và phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, chúng còn giúp xương cột sống chắc khỏe hơn, hạn chế tối đa những tổn thương có thể xảy ra.

Vitamin C thường gặp trong các loại thực phẩm phổ biến như: khoai lang, bông cải, rau chân vịt, các loại quả mọng như bưởi, cà chua, chanh, cam, kiwi,…

Canxi

Canxi sẽ giúp chữa lành và tăng cường sức khỏe cho xương cột sống, từ đó áp lực đĩa đệm cũng giảm đi, bệnh cũng được cải thiện.

Nên bổ sung canxi từ sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ,… hoặc các loại rau như cải xoăn, súp lơ, đậu phộng, đậu hũ,… Ngoài ra cần biết rằng, khi cơ thể có Vitamin D đầy đủ mới có thể hấp thụ canxi tốt hơn, cơ thể có thể tự tổng hợp Vitamin này qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Thoát vị đĩa đệm nên uống gì?

  • Nước lọc: Nước rất cần thiết cho quá trình hydrat hóa trong việc chữa lành các đĩa đệm bị thoái hóa.
  • Sữa từ thực vật: sữa đậu nành, sữa hạt óc chó, sữa đậu xanh hạt sen… được đánh giá là nguồn bổ sung canxi tốt cho xương khớp. 
  • Nước trái cây giàu vitamin C: Người bệnh có thể uống nước cam, bưởi, chanh… để thay đổi khẩu vị. 
  • Trà: Một số loại trà như trà xanh, trà quế mật ong có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu. 

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Xem thêm

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi đĩa đệm và xương khớp tổn thương, bạn cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm không tốt. Thực phẩm nên tránh xa là những thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm, khiến cơn đau do thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Carbohydrate tinh chế

Nhóm thực phẩm chứa Carbohydrate tinh chế như: bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, bánh mì trắng, mì ống… không chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngược lại có thể gây hại cho cơ thể, cụ thể như sau:

  • Gây viêm, khiến chứng thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng.
  • Chứa nhiều calo, dễ dẫn đến béo phì, từ đó làm tăng áp lực lên hệ xương khớp, khiến quá trình phục hồi gặp khó khăn.
  • Chứa hàm lượng lớn các chất bảo quản, chất điều vị, khiến cơn đau lưng thêm nghiêm trọng

Thực phẩm chứa purin và fructozo

Purin và fructozo là những chất làm gia tăng nguy cơ viêm khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Do đó người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm như: thịt gia cầm, nội tạng động vật, dưa muối, cà muối

Thịt đỏ

Thịt đỏ cung cấp protein vô cùng phong phú, song với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì nên hạn chế lượng thịt đỏ nạp vào mỗi ngày. Nguyên nhân do trong thực phẩm này có chất neu5gc, khi vào cơ thể có thể khiến phản ứng viêm nặng hơn.

Thoát vị đĩa đệm kiêng uống gì?

Đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein sẽ khiến hàm lượng canxi và khoáng chất bên trong cơ thể bị suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên biết ăn gì và kiêng gì sẽ góp phần giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn còn giúp người bệnh tránh được những mối nguy hại với sức khỏe.Hãy chi sẻ bài viết cho bạn bè và người thận nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts