Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người sử dụng insulinHạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường.Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hạ đường huyết qua bài viết dưới đây nhé!
Hạ đường huyết là gì?
Trong cơ thể người tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết, tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.
Đường huyết là nồng độ glucose trong máu và là một trong các carbohydrate có trong thức ăn và đồ uống của bạn. Đây là nguồn năng lượng chính giúp cơ thể hoạt động bình thường, chỉ số đường huyết bình thường:
- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
- Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức 70 mg/dL. Mức đường huyết bình thường của cơ thể trước khi ăn dao động từ 90 – 130mg/dL, giữa bữa ăn 70 mg/dL đến 100 mg/dL, sau khi ăn 1-2 giờ phải dưới 180 mg/dL.
Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết
Hạ đường huyết chủ yếu là do tác dụng phụ từ quá trình dùng thuốc trị tiểu đường. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm sai loại insulin cũng khiến cho đường huyết bị hạ.
Mắc bệnh tiểu đường
- Dùng quá liều insulin hoặc sai loại insulin.
- Uống thuốc hạ đường huyết nhóm kích thích tế bào beta tụy tăng tiết insulin (sulfonylureas).
- Không xác định chính xác thời điểm dùng insulin và thời điểm ăn.
- Hoạt động quá mức.
- Uống rượu mà không ăn.
- Ăn muộn hơn bình thường hoặc bỏ bữa.
- Không cân bằng khẩu phần ăn giữa tinh bột và chất béo, chất đạm, chất xơ.
- Những người đang mang thai và mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Thức ăn khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành glucose và lượng đường này sẽ đến với các tế bào nhờ trợ giúp của insulin. Glucose dư thừa trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng glycogen tại gan, nếu trong vài giờ không ăn thì đường huyết sẽ giảm và cơ thể ngừng sản xuất insulin.
Tình trạng này cũng khiến hormone glucagon gửi tín hiệu đến gan để phá vỡ glycogen đồng thời giải phóng glucose vào máu để ổn định đường huyết. Nếu nhịn ăn kéo dài thì các kho dự trữ chất béo sẽ bị cơ thể phá hủy để thay thế bằng sản phẩm phân hủy chất béo. Nếu nguồn chất béo cạn kiệt thì rất nhiều toan acid được sản sinh và kết quả chính là hạ đường huyết và nhiễm toan.
Nguyên nhân khác khi không mắc bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Dùng thuốc không đúng cách: vô tình uống thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết. Ngoài ra, các loại thuốc khác gây hạ đường huyết: quinine (qualaquin – được dùng điều trị bệnh sốt rét).
- Uống nhiều rượu: ngăn gan giải phóng glycogen tạo thành glucose vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
- Bệnh mạn tính: các bệnh viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận, bệnh tim tiến triển xấu có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng khiến cơ thể không bài thiết đúng cách, dẫn đến tích tụ glucose, gây hạ đường huyết.
- Nhịn đói quá lâu: suy dinh dưỡng, không đủ thức ăn, thiếu hụt lượng glycogen dự trữ mà cơ thể cần để tạo ra glucose … dẫn đến hạ đường huyết.
- Sản xuất thừa insulin: khối u hiếm ở tụy (insulinoma) khiến người bệnh sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra, các khối u khác, tế bào bất thường của tuyến tụy cũng giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
- Thiếu hụt hormone: rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên dễ dẫn đến thiếu hụt một số hormone có vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trẻ có thể bị hạ
Triệu chứng của hạ đường huyết
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.
More Posts