HPV là gì? Dấu hiệu nhiễm HPV và cách phòng ngừa hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
10 Tháng tư, 2024
HPV là một trong những nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tình dục gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm vòm, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, sùi mào gà,… với tỷ lệ lên đến 90% ở cả nam và nữ giới.Hãy cùng tìm hiểu thêm về dấu hiệu nhận biết và các cách phòng tránh HPV nhé!
Virus HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – loại virus gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới hiện nay
Hiện nay phát hiện khoảng 100 loại HPV ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khoảng 40 loại HPV có thể gây ra các bệnh về đường sinh dục bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu cũng, như trực tràng và hậu môn,…
Trong số đó, khoảng 15 loại được coi là có “nguy cơ cao” dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Đa số các trường hợp nhiễm virus HPV đều tự khỏi và không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu nhiễm HPV kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung
HPV lây qua đường nào?
Virus HPV có thể lây truyền qua đường tình dục và không qua tình dục (lây trường từ mẹ sang con, qua tiếp xúc trực tiếp,…).
Virus HPV lây truyền qua đường tình dục: HPV dễ lây nhiễm khi tiếp xúc da với da, dễ xảy ra nhất khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Virus HPV không lây qua đường tình dục: Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, virus HPV có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, hay tiếp xúc qua da, niêm mạc có trầy xước, tiếp xúc với vật dụng có chứa dịch tiết cơ thể như đồ lót, tiếp xúc với tổn thương như vết loét, chảy máu,…
Độ tuổi dễ lây nhiễm nhất là 20-30 tuổi. Virus thường tấn công mạnh những người thường xuyên bị stress, cơ thể suy yếu hay nhiễm siêu vi, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm
Các chủng virus HPV phổ biến
Xem thêm
Các loại HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành hai nhóm, nguy cơ thấp và nguy cơ cao.
Các chủng HPV có nguy cơ cao: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66. Các chủng này có khả nănggây ra các bệnh ung thư cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác. Đặc biệt, HPV 16 và 18 đã được chứng minh liên quan nhất đến ung thư cổ tử cung.
Các chủng HPV có nguy cơ thấp: 6, 11, 42, 43, 44. Các chủng này thường không gây ra ung thư. Trong đó, chủng 6 và chủng 11 là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh sùi mào gà.
Nguyên nhân nhiễm HPV
Virus HPV rất khó để kiểm soát bởi con đường lây nhiễm đa dạng và có thể ủ bệnh rất lâu, có thể lên đến vài năm
Các yếu tố nguy cơ khiến tỷ lệ lây nhiễm virus HPV cao hơn bao gồm:
Có nhiều bạn tình:Quan hệ tình dục với nhiều người, người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ không an toàn đều có nguy cơ cao mắc HPV.Tuổi tác: Mụn cóc sinh dục xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Hệ thống miễn dịch suy yếu:Những người có hệ miễn dịch suy yếu (như người HIV/AIDS, người uống các loại thuốc ức chế miễn dịch) có khả năng nhiễm virus HPV cao hơn.
Da bị tổn thương:Những người có vùng da bị hở hoặc có vết xước sẽ dễ phát triển mụn cóc thông thường hơn.
Tiếp xúc không an toàn:Việc chạm vào mụn cóc của người khác hoặc không mặc đồ bảo vệ trước khi tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus HPV (như vòi hoa sen công cộng, hồ bơi, nắm tay cửa,…) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV.
Dấu hiệu nhiễm HPV
Tùy thuộc vào tuýp virus HPV và loại mụn cóc mắc phải, các dấu hiệu nhiễm HPV sẽ khác nhau
Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện dưới dạng vết sưng không đau, tiết dịch và gây ngứa.
Mụn cóc thông thường: Xuất hiện trên bàn tay và ngón tay dưới dạng những nốt sần sùi, gồ lên.
Mụn cóc lòng bàn chân: Mụn cóc cứng, sần sùi, xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, gây đau.
Mụn cóc phẳng: Những điểm hơi nhô lên, có đầu phẳng, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu nhưng phổ biến ở mặt và chân.
Ccas dấu hiệu khác:đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, khí hư thay đổi mùi và màu sắc, đau vùng chậu…
Virus HPV có thể tồn tại nhiều năm và âm thầm tiến triển, khó phát hiện. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc tiếp xúc và lây nhiễm lâu dài với các tuýp virus HPV nguy cơ cao có thể gây ung thư ở các bộ phận của cơ thể nơi virus HPV xâm nhập vào tế bào
Các chủng HPV có nguy cơ thấp chẳng hạn như HPV 6, 11 gây ra khoảng 90% mụn cóc sinh dục, hiếm khi phát triển thành ung thư
Sùi mào gà(hay còn gọi là mụn cóc sinh dục): Vết u nhỏ có hình dạng như súp lơ ở bộ phận sinh dục, thường xuất hiện trên âm hộ của phụ nữ và dương vật của nam giới.
Mụn cóc thông thường: Những khối u nhỏ, sần sùi, có thể mọc trên bàn tay hoặc ngón tay.
Mụn cóc lòng bàn chân: Khối u cứng, sần sùi thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư xảy ra ở tế bào lót cổ tử cung – phần dưới của tử cung (dạ con), nối tử cung với âm đạo. Cổ tử cung được bao phủ một lớp mô mỏng được tạo thành từ các tế bào ở cổ tử cung.Phổ biến nhất là 2 týp virus HPV 16,18; kế tiếp là các tuýp HPV 31, HPV 33, HPV 45.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nhiễm HPV thông thường có thể không có bất cứ biểu hiện nào để bạn có thể nhận thấy. Tuy nhiên, nếu có vài dấu hiệu như xuất hiện các mụn cóc bất thường, cứng, sần sùi xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, chân gây ngứa ngáy, khó chịu thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Chẩn đoán nhiễm HPV
Xét nghiệm DNA của HPV: thu thập các tế bào ở khu vực cổ tử cung và phân tích, xác định sự hiện diện của virus
Xét nghiệm Thinprep
Xét nghiệm Pap Smear:giúp xác định các tế bào bất thường ở phụ nữ. Xét nghiệm này giúp tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như các tổn thương khác liên quan đến HPV.
Phương phápchữa HPV
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi mà không cần điều trị. Bạn chỉ cần xét nghiệm lại sau một năm để xem HPV còn tồn tại hay không và rà soát các tổn thương khác nếu có.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus HPV có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cần được can thiệp sớm.Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc trị virus HPV nếu không có triệu chứng cụ thể. Do đó, quá trình điều trị sẽ được thực hiện nhằm kiểm soát và loại bỏ những tác nhân gây hại.
Đối với người bệnh mắc sùi mào gà: sử dụng thủ thuật loại bỏ các tổn thương do HPV gây ra, kết hợp với dùng thuốc.
Đối với người bệnh bị mụn cóc sinh dục:Mụn cóc cần thời gian để lộ rõ trên bề mặt nên sẽ kết hợp với việc bôi thuốc để đẩy nhanh quá trình. Cần được tiến hành loại bỏ càng sớm càng tốt vì trong giai đoạn đầu, các mụn cóc sẽ dễ dàng điều trị hơn.
Ung thư:điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật
Cách phòng ngừa nhiễm HPV
*Tiêm ngừa vaccine: Vaccine Gardasil và Gardasil 9 (Mỹ)
Tầm soát ung thư cổ tử cung: Quá trình từ khi các tế bào cổ tử cung bị biến đổi đến khi trở thành tế bào ung thư thường mất khoảng 3 – 7 năm.
Quan hệ tình dục an toàn, tránh việc quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc.
Tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tổn thương do nhiễm virus HPV.
Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa HPV
Từ 9 đến 26 tuổi:Trong độ tuổi này, mọi người được khuyến nghị nên tiêm vaccine ngừa HPV. Thời điểm lý tưởng nhất là giai đoạn 11 đến 12 tuổi, trước khi có quan hệ tình dục và tiếp xúc với virus.
Từ 27 đến 45 tuổi:Người lớn ở tuổi này thường đã tiếp xúc với virus HPV nên hiệu quả của vaccine có thể không như mong đợi. Trước khi tiêm vaccine, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Phụ nữ mang thai
Nữ giới nên hoàn thành phác đồ tiêm ngừa HPV trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (tốt nhất là 3 tháng trước khi mang thai).
Bài viết vừa cung cấp đến bạn thông tin về virus HPV cũng như các bệnh lý nguy hiểm mà HPV có thể gây ra.Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!