Mắt là một phần quan trọng của cơ thể, giúp chúng ta nhận biết thế giới xung quanh.Trong một số trường hợp mà chúng ta cần tự vệ sinh mắt tại nhà để kịp thời giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và sáng rõ.Việc thực hiện các bước vệ sinh mắt đơn giản tại nhà có thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách vệ sinh mắt một cách hiệu quả nhé!
Tại sao cần phải vệ sinh mắt đúng cách?
Mắt không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà còn là cơ quan quan trọng giúp con người tương tác với thế giới xung quanh. Hàng ngày, mắt phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như: vi khuẩn, bụi bẩn, ánh sáng mặt trời,… nên rất dễ bị tổn thương. Nếu không duy trì vệ sinh mắt sẽ rất dễ mắc phải các vấn đề như viêm nhiễm, kích thích, thậm chí còn gây tổn thương nặng nề đến cấu trúc mắt.
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh mắt trong từng trường hợp cụ thể
1 Vệ sinh mắt thường ngày
Vệ sinh mắt hàng ngày, nhất sau khi đi ra ngoài về, sau khi trang điểm, là việc làm cần thiết.
*Hướng dẫn:
- Rửa sạch tay.
- Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ mắt.
- Thấm nước lau mắt bằng khăn sạch hoặc gạc y tế theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
- Lấy tăm bông sạch chà kỹ ở phía chân lông mi mắt.
- Trong quá trình thực hiện các thao tác vệ sinh mắt này cần chú ý không tác động lực mạnh lên mắt và không tự ý pha nước muối để rửa mắt.
2 Mủ và chất nhầy
Nếu mắt bạn bị mắt dính mủ hoặc chất nhầy có mùi hôi, bạn cần làm sạch đôi mắt thường xuyên. Mắt dính mủ có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, dị ứng, đau mắt đỏ, tuyến lệ hoặc tuyến dầu trong mắt bị tắt nghẽn.
Cách làm sạch đôi mắt như sau:
- Bước 1: Gỡ các lớp ghèn đã khô ra;
- Bước 2: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt nhắm trong vài phút;
- Bước 3: Nhúng khăn vào nước ấm một lần nữa để chuẩn bị lấy mủ nhầy ra;
- Bước 4: Dùng tăm bông hoặc một góc của khăn đã thấm nước ấm, nhắm mắt lau nhẹ nhàng từ góc trong ra ngoài;
- Bước 5: Lặp lại bước trên với tăm bông mới hoặc phần chưa sử dụng của khăn cho đến khi mắt sạch.
Lưu ý:
- Rửa tay trước và sau khi lau mắt.
- Không dùng nước nóng để lau mắt vì có thể làm tổn thương da và niêm mạc mắt.
- Nếu bạn bị nhiễm trùng như đau mắt đỏ, dùng khăn lau riêng cho mỗi lần lau và cho từng mắt để tránh lây lan.
3 Vệ sinh mắt bị tổn thương do hóa chất
Các loại hóa chất như: nước lau kính, nước rửa bát, nước lau sàn, xà phòng giặt, dầu gội đầu, sản phẩm làm đẹp,… đều có thể gây tổn thương mắt. Nếu mắt bạn bị hóa chất bám vào, bạn cần làm những điều sau để bảo vệ mắt:
- Bỏ kính áp tròng ra nếu bạn đang đeo kính áp tròng.
- Dùng nước lạnh hoặc dung dịch vô trùng như natri clorua để rửa mắt trong 15 phút.
- Rửa mắt bằng nước sạch ngay khi có thể. Việc này sẽ giúp loại bỏ hóa chất và các tác nhân gây kích ứng khác khỏi mắt.
- Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt
Nếu có hóa chất dính vào mắt, bạn cần rửa ngay lập tức bằng nước sạch
4 Bụi bẩn hoặc mảnh vụn
Việc mắt bị bám bụi bẩn, dính mảnh vụn,… từ môi trường sống hàng ngày là rất khó tránh. Nếu gặp phải tình huống này thì bạn nên vệ sinh mắt theo cách:
- Tận dụng nước mắt của bạn: Nhẹ nhàng kéo mí mắt trên xuống, đè nó nằm lên trên hàng mi dưới. Nháy mắt vài lần. Điều này sẽ làm cho bạn chảy nước mắt, đồng thời kéo theo bụi bẩn ra ngoài.
- Rửa với nước: Bạn cũng có thể rửa mắt bằng nước mát từ vòi. Chớp mắt với nước sạch đến khi nào cảm thấy dễ chịu và dị vật đã trôi ra ngoài.
- Lau mắt: Nếu bạn có thể nhìn thấy mảnh bụi trên nhãn cầu của mình, hãy cố gắng lấy nó ra bằng cách lau nhẹ với khăn ướt. Không chọc sâu vào và ngừng tác động nếu dị vật bị mắc kẹt trong mắt.
Lưu ý không nên chà sát mạnh bên ngoài vì điều này có thể đẩy bụi bẩn hoặc mảnh vụn lọt sâu hơn vào mắt bạn.
5 Vệ sinh mắt đúng cách khi đeo kính áp tròng
- Rửa tay và lau khô bằng khăn không có xơ trước khi chạm vào kính áp tròng.
- Kính áp tròng phải luôn được ngâm trong nước rửa chuyên dụng và được thay nước thường xuyên.
- Bạn nên vệ sinh khay đựng kính áp tròng và dụng cụ đeo kính sạch sau mỗi lần đeo.
- Sau khi sử dụng kính áp tròng, phải ngâm ngay vào nước ngâm tránh để lens bị khô và bụi bẩn bay vào.
- Ngoài ra, trong khi đeo bạn nên hạn chế để lens rơi xuống đất, sẽ vừa làm lens bị bẩn và nguy hiểm khi sử dụng lên mắt. Nếu bạn có vô tình làm rơi thì có thể rửa lại với nước ngâm chuyên dụng rồi tiếp tục dùng.
- Không bao giờ vệ sinh hay ngâm kính áp tròng bằng dung dịch nước muối, nước máy, nước xà phòng
Lưu ý khi đeo kính áp tròng:
- Nên đeo thêm kính râm do kính áp tròng làm mắt nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Nên mua kính áp tròng ở những nơi uy tín như bệnh viện, phòng khám mắt hay các hãng kính áp tròng uy tín.
- Nếu dùng kính áp tròng thường xuyên, bạn nên đến khám bác sĩ nhãn khoa định kỳ theo tháng hoặc theo quý để đảm bảo an toàn cho mắt.
- Luôn giữ kính áp tròng trong dung dịch nước ngâm chuyên dụng và luôn luôn được thay mới, điều này giúp giữ lens luôn mềm, tránh cộm khi đeo và nhiễm vi khuẩn từ kính.
Khi nào nên đi bác sĩ?
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.
More Posts