Hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách an toàn và hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
21 Tháng Tám, 2024
Giun, sán ký sinh gây nhiều tác hại đến cơ thể vật chủ, nên theo như khuyến cáo nên định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần. Sử dụng thuốc tẩy giun có thể giúp loại bỏ giun hoặc các ký sinh trùng có hại cho cơ thể đồng thời tăng cường lợi khuẩn, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Giun là loài ký sinh vào ruột của con người để lấy dinh dưỡng và duy trì sự sống của chúng. Từ đó khiến người bị nhiễm giun gặp tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu và chậm phát triển. Trên toàn thế giới có hàng trăm loại giun có thể lây nhiễm sang người, trong đó loại phổ biến gồm giun đũa, sán dây, giun tóc, giun móc và giun kim.
Những dấu hiệu cho biết bạn nên tẩy giun
Nếu như nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên thực hiện việc tẩy giun ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Xuất hiện nhiều cơn đau bụng tập trung tại vùng rốn, kèm theo đó là hiện tượng đi ngoài ra phân đặc hoặc lỏng.
Chán ăn, cơ thể bị sút cân, bỏ bữa, luôn cảm thấy mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
Trẻ nhỏ khi bị nhiễm giun thường ngủ không sâu giấc, bụng to và căng cứng, kèm theo đó là sự xuất hiện của những cơn ngứa tại vùng hậu môn.
Bên cạnh đó, nếu như ấu trùng giun di chuyển vào trong phổi thì người bệnh bị nhiễm giun rất có khả năng bị chẩn đoán thành căn bệnh viêm phổi với các dấu hiệu như thở khò khè gây tức ngực và khó thở.
Đối tượng nào nên tẩy giun?
Xem thêm
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều là những đối tượng có khả năng bị nhiễm trùng giun
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có nhiều nguy cơ nhiễm giun cao hơn người lớn vì trẻ nhỏ không có ý thức tự vệ sinh cá nhân, có thói quen mút đầu ngón tay chưa được rửa sạch nên rất dễ bị nhiễm giun kim.
Những người sống ở khu vực vệ sinh kém, nhiều ô nhiễm và có thói quen đi chân trần dưới đất cũng rất dễ bị nhiễm giun móc, giun tròn, giun roi
Đối tượng : nghề hái chè hoặc thợ mỏ
Việc tẩy giun được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích cho trẻ em sống ở vùng dịch bệnh:
Một lần/năm khi tỷ lệ giun ký sinh lây truyền trong cộng đồng trên 20%.
Hai lần/năm khi tỷ lệ giun ký sinh lây truyền trong cộng đồng là 50%.
Hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách và an toàn
Khi bị nhiễm giun thì nên được tẩy giun định kỳ, đối với những người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi nên tẩy giun 2 đến 3 lần trên năm, tức từ 4 đến 6 tháng 1 lần. Còn đối với những trẻ em dưới 2 tuổi có nghi ngờ nhiễm giun nên đưa bé đi khám và nghe theo sự chỉ dẫn bác sĩ để tẩy giun đúng cách.
Việc tẩy giun định kỳ giúp bạn giảm hoặc tẩy sạch được giun có trong ruột, mỗi lần tẩy giun hãy tẩy cho tất cả các thành viên có trong gia đình, để tránh các trường hợp bị lây nhiễm giun chéo.
Nên chọn thuốc tẩy giun có chứa 1 trong 2 hoạt chất là Albendazol hoặc là Mebendazol, vì chúng có phổ hoạt tính rất rộng là tẩy được nhiều loại giun.
Tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có thời gian tẩy giun định kỳ khác nhau giúp giảm hoặc loại bỏ giun đường ruột, tránh trường hợp nhiễm giun chéo:
Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn nên uống một viên và thực hiện tẩy giun 2 đến 3 lần/năm.
Riêng đối với trẻ dưới 2 tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ và thực hiện tẩy giun đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn nghi ngờ nhiễm giun.
Không sử dụng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân suy gan hoặc có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Thời điểm tẩy giun tốt nhất là khi nào?
Đối với những loại thuốc tẩy giun hiện đại, bạn không cần thiết phải để bụng đói trước khi tẩy giun. Bạn có thể tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất mà bạn nên tẩy giun đó là vào buổi sáng sớm khi bụng đang đói và cách bữa tối khoảng 2 tiếng.
Dùng thuốc sau 1 ngày, người dùng nên theo dõi phản ứng của cơ thể mình, nếu có những dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, nổi mề đay… có thể người dùng đang bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Khi gặp các dấu hiệu này, nên nghỉ ngơi, nếu các triệu chứng này giảm dần theo thời gian thì không sao nhưng nếu cơ thể có phản ứng mạnh hơn như sốt, mệt rã rời, nôn nhiều… thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
Đảm bảo mọi người, đặc biệt là trẻ em rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Thường xuyên vệ sinh bệ toilet và bồn cầu.
Giữ móng tay cắt ngắn và sạch sẽ.
Không ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín kỹ.
Rửa trái cây, rau củ, salad bằng nước thật sạch trước khi ăn.
Đi dép lê để hạn chế giun lây nhiễm từ mặt đất.
Việc uống thuốc tẩy giun đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà giun gây ra. Do đó, Hãy tẩy giun định kỳ đúng cách để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!