Hầu hết trong số chúng ta ai cũng từng găpj tình trạng khô họng.Tuy đây không phải triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu tình trạng khô họng kéo dài sẽ rất dễ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vậy khô cổ họng là gì?Hãy cùng tìm hiểu khô họng là gì cùng với những nguyên nhân gây ra khô họng nhé!

Khô họng là gì?

Khô cổ họng là một biểu hiện do lượng nước bọt tiết ra hàng ngày giảm xuất hiện tình trạng thô rápcộm hoặc ngứa ở cổ họng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra điều này: do các yếu tố từ môi trường, cổ họng bị mất nước, dị ứng hay nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Một số ít trường hợp, khô họng có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây khô cổ họng

  • Thiếu nước:Khi lượng nước uống vào không đủ để sử dụng cho các hoạt động của cơ thể, lượng nước bọt được tiết ra trong miệng giảm, dịch tiết sinh lý chảy qua họng cùng giảm sẽ làm người bệnh nhanh chóng có cảm giác khô họng và khát nước.
  • Mở miệng khi ngủ, ngủ ngáy hoặc chứng ngưng thở khi ngủ,Nếu bạn thức dậy và thấy cổ họng khô thì rất có thể nguyên nhân là do bạn đã mở miệng hoặc thở bằng miệng trong khi ngủ. Luồng không khí lưu thông trực tiếp qua họng sẽ làm khô nước bọt và lấy đi độ ẩm cần thiết của niêm mạc họng.
  • Cảm lạnh:Cảm lạnh có thể làm cho cổ họng bị khô kèm theo ngứa và đau. 
  • Khô họng có thể là một triệu chứng của bệnh cúm. Cũng giống như cảm lạnh, tác nhân gây ra cúm là virus nhưng thường là 2 chủng virus cúm A, cúm B,…
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày đẩy ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:Khô, rát họng.
  • Viêm amidan,Viêm họng do liên cầu khuẩn

Khi nào đi gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Thông thường, cổ họng bị khô trong một khoảng thời gian ngắn không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài liên tục trên 1 – 2 tuần hoặc đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ:

  • Khó nuốt.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Phát ban.
  • Tức ngực.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Sốt cao trên 38,3 độ C hoặc 101,0 độ F.

Các biện pháp và điều trị khô cổ họng

Xem thêm

Thuốc ho, kẹo ngậm và kẹo cứng:giúp làm dịu và ngứa cổ họng vì nó làm tăng tiết nước bọt, giúp hydrat hóa vùng bị ảnh hưởng

  • Giữ nước bằng việc cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể.
  • Dùng mật ong và chanh để cải thiện tình trạng khô họng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý và tránh các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Nếu cổ họng bị ngứa do không khí khô hoặc dị ứng, máy tạo độ ẩm có thể giúp ích. Tăng độ ẩm trong không khí giúp cổ họng của bạn không bị khô nhiều khi hít thở.

Khô họng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts