Khô khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Dược sĩ Lê Minh Trung
25 Tháng mười, 2024
Khô khớp gối là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít. Bệnh gây ra các triệu chứng đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt và vận động của người bệnh. Cùng Nhà thuốc Bạch Mai đi tìm hiểu nhé!
Khô khớp gối là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít nên khi vận động thường phát ra tiếng động lạo xạo. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp gối, nếu không điều trị sớm có thể khiến khớp gối bị biến dạng.
Thiếu chất nhờn khớp gối thường gặp ở người trung niên, nhất là người cao tuổi (từ 60 trở lên). Tuy nhiên trong những năm gần đây, chứng khô khớp ở người trẻ có dấu hiệu tăng nhanh, xuất hiện nhiều ở một bộ phận nhân viên văn phòng ngồi liên tục, người lao động thường xuyên mang vác nặng, thừa cân, béo phì. Ngoài ra, những người từng bị tổn thương sụn khớp hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích (bia rượu, thuốc lá), ăn uống thiếu chất cũng có nguy cơ cao bị khô dịch khớp gối.
2. Nguyên nhân gây khô khớp gối?
Dưới góc độ chuyên môn, các bác sĩ cho rằng có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô khớp gối là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do phổ biến.
Khi tuổi càng cao, cơ thể lão hoá khiến các sụn khớp cũng bị bào mòn, trở nên mỏng dần và nứt nẻ. Khi đó, trên bề mặt lớp xương bên dưới sẽ xuất hiện các gai xương. Những gai xương ma sát với nhau gây đau và tạo ra tiếng mỗi khi vận động. Đó chính là vì sao người cao tuổi có nguy cơ khô dịch khớp gối rất cao.
Tuy nhiên bệnh khô khớp gối ở người trẻ ngày càng tăng xuất phát từ những thói quen không khoa học như:
Sai tư thế: Thường xuyên ngồi xổm, chéo chân, bê vác vật nặng, đi lại quá nhiều… khiến khớp gối vốn đã dễ hư tổn càng nhanh thoái hóa.
Thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể tăng 1kg đồng nghĩa với việc khớp gối phải chịu tải thêm gấp 3 lần số kg tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp.
Ít vận động: Gia tăng sức mạnh cơ có thể giảm 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối. Ngược lại, khi không vận động, cơ trở nên yếu dần và lỏng lẻo, hệ thống khớp gối (gồm có gân, dây chằng, sụn) dễ bị sai lệch và tổn thương.
Mang giày cao gót: Thói quen đi giày cao gót của nhiều chị em phụ nữ ảnh hưởng xấu đến khớp gối, làm tăng nguy cơ khô khớp và thoái hóa. Bởi khi đi giày cao gót, phần sụn khớp sẽ chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn.
3. Nhận biết các triệu chứng khô khớp gối
Xem thêm
Ngoài dấu hiệu phát ra tiếng lục cục khi người bệnh đi lại, bệnh khô khớp gối còn có những biểu hiện như:
Xuất hiện những cơn đau nhẹ khi khi gối chuyển động bằng các động tác co, duỗi, gập, xoắn… Cơn đau có thể dữ dội hơn khi ngồi xổm.
Cơn đau có thể tự hết nhưng sẽ trở lại, tái phát liên tục. Mức độ đau tăng dần khiến vùng khớp bị nóng và sưng lên.
Dấu hiệu khô khớp gối ở giai đoạn muộn là người bệnh nghe tiếng lộp cộp, có cảm giác lạo xạo bên trong khớp khi di chuyển. Tình trạng này xuất hiện do độ nhờn trong khớp hao hụt khiến sụn khớp trở nên mòn dần, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.
4. Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?
Không chỉ gây đau nhức, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, tình trạng thiếu chất nhờn khớp gối (khô khớp) nếu không được chữa trị kịp thời còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiể
Chữa khô khớp gối như thế nào là mối bận tâm của không ít người khi không may mắc phải tình trạng này. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng khô khớp gối, người bệnh nên thăm khám sớm. Thông qua các kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra cách điều trị khô khớp gối phù hợp. Một số cách chữa trị khô khớp gối như:
Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau có thể được chỉ định sử dụng để cắt tạm thời các cơn đau nhức do thiếu chất nhờn khớp gối. Khi dùng thuốc cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy ý dùng thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, chức năng của gan, thận và hệ tim mạch, tăng nguy cơ gây loãng xương.
Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Một cách chữa khô khớp gối khác là tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi tiêm vì Acid Hyaluronic mặc dù có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian rất ngắn và chỉ lưu lại trong dịch khớp khoảng 1 tuần. Điều đáng nói là phương pháp này bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp. Việc lạm dụng hoặc tiêm chất nhờn không tuân thủ điều kiện vô khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng, teo cơ, dính khớp, thậm chí liệt toàn thân.
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp giảm đau và phù nề, đồng thời tăng tầm vận động khớp gối, phục hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Một số thiết bị hiện đại như trị liệu laser thế hệ IV hoặc sóng xung kích Shockwave phát huy tốt tác dụng tái tạo sụn, thúc đẩy sản xuất collagen ở các mô nằm sâu, hỗ trợ khôi phục sụn khớp an toàn và hiệu quả.
Trị liệu Thần kinh Cột sống: Đây là phương pháp điều trị bảo tồn giúp điều trị thành công nhiều bệnh lý cơ xương khớp đang được ứng dụng tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh với các kỹ thuật chuyên môn để điều chỉnh các cấu trúc sai lệch trở về vị trí vốn có, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, từ đó cắt tận gốc cơn đau và giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng.