Bệnh lao phổi (ho lao) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lao phổi nhé!

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh lao Có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn lao nhiễm:Vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu vào phổi gây sơ nhiễm, từ đó lan theo các đường bạch huyết, đường máu có thể làm tổn thương một số cơ quan khác.
  • Giai đoạn lao bệnh:Đối với mọi lứa tuổi, khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang lao bệnh và 80% số bệnh lao này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu đời. 50% số bệnh lao là nguồn lây mới trong xã hội.

Nguyên nhân gây ra lao phổi

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosiscó gây ra.

  • Những người mắc bệnh lao đang hoạt độngtrong phổi hoặc thanh quản có thể lây bệnh. Vi khuẩn giải phóng những giọt nhỏ mang vi khuẩn trong không khí. Điều này có thể xảy ra khi người bệnh nói, hát, cười, ho hoặc hắt hơi. Bệnh dễ lây lan ở những nơi mọi người sống hoặc làm việc cùng nhau trong một thời gian dài.
  • Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không thể lây bệnh cho người khác.

Bệnh lao phổi lây truyền qua con đường nào?

  • Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
  • Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10 – 15 người khác khi ho khạc ra vi khuẩn, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học…

Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh lao phổi

Lao phổi có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi, là một bệnh rất thường gặp.

Nguy cơ mắc lao phổi sẽ tăng lên nếu có các yếu tố bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch:nhiễm HIV, ung thư…
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây:đặc biệt trẻ em
  • Mắc các bệnh mạn tính:loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…
  • Nghiện chất kích thích:ma túy, rượu, thuốc lá
  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch:như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Xem thêm

*Nhiễm lao sơ cấp:

 Hầu hết mọi người không có triệu chứng trong thời gian nhiễm trùng sơ cấp. Một số người có thể có các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như:

    • Sốt nhẹ.
    • Mệt mỏi.

*Nhiễm lao tiềm ẩn: giai đoạn này không có triệu chứng.

*Bệnh lao đang hoạt động: 

Các triệu chứng của bệnh lao hoạt động ở phổi và nặng hơn trong vài tuần bao gồm:

    • Ho, sốt.
    • Ho ra máu hoặc chất nhầy.
    • Đau ngực.
    • Đau khi thở hoặc ho.
    • Ớn lạnh.
    • Đổ mồ hôi đêm.
    • Giảm cân.
    • Không muốn ăn, mệt mỏi.

*Bệnh lao hoạt động bên ngoài phổi: 

Nhiễm trùng lao có thể lây lan từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bộ phận của cơ thể bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

    • Sốt, ớn lạnh.
    • Đổ mồ hôi đêm.
    • Giảm cân.
    • Không muốn ăn.
    • Mệt mỏi.
    • Đau gần vị trí nhiễm khuẩn.

Biến chứng nguy hiểm của Lao phổi

Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi:Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong.
  • Lao thanh quản: khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.
  • Nấm Aspergillus phổi:Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.
  • Rò thành ngực:Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Một số biến chứng khác của bệnh Lao phổi

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các triệu chứng của bệnh lao tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh khác. Bạn nên đi gặp bác sĩ để thăm khám nếu có các triệu chứng sau:

    • Đau ngực.
    • Nhức đầu đột ngột, dữ dội.
    • Lú lẫn.
    • Co giật.
    • Khó thở.

Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng sau:

    • Ho ra máu.
    • Có máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn.

Nơi khám chữa bệnh phổi uy tín

Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội

Cách chẩn đoán bệnh

Khi có các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm hay chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau ngực bác sĩ sẽ tiến hành khám phổi và khám toàn thân.

Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác:

  • Chụp X-quang phổi
  • Nếu có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF
  • Tìm AFB thông qua phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp

Hình ảnh chụp Xquang lao phổi

Điều trị bệnh lao phổi hiệu quả

Ho lao là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng vẫn còn là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng.

*Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

  • Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). (5)
  • Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

*Tuân thủ nguyên tắc:

  • Uống thuốc đúng phác đồ
  • Uống thuốc đủ thời gian
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị

Điều trị bệnh lao bằng thuốc trị lao là chủ yếu, ngoại trừ một số trường hợp lao xương khớp và tiết niệu sinh dục có thể cần điều trị thêm bằng phẫu thuật.

Nếu sử dụng thuốc đúng nguyên tắc thì có thể điều trị khỏi bệnh, diệt được vi khuẩn lao trong vòng từ 2-3 tuần.

*Điều trị lao phải được kiểm soát trực tiếp theo chiến lược:

  • Khi phát hiện mắc bệnh lao phổi, bệnh nhân nên đăng ký điều trị tại tổ lao tuyến quận huyện và chuyển về điều trị có kiểm soát tại trạm y tế xã.
  • Sau khi điều trị tấn công 1-2 tháng, bệnh nhân lao thấy triệu chứng giảm bớt rõ rệt và tiếp tục theo dõi điều trị.

*Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên:

  • Giai đoạn tấn công (2 tháng):gồm 4 loại thuốc như ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn duy trì (6 tháng):gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc kháng lao

  • Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh lao phổi đã biến mất.
  • Vi khuẩn lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc sau khi điều trị lao và phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Lúc này, việc điều trị bệnh lao phổi gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Cách phòng tránh bệnh ho lao ở phổi

Để phòng bệnh lao phổi bạn nên thực hiện các phương pháp sau:

  • Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 01 tháng tuổi.
  • Cần mang khẩu trangkhi tiếp xúc với người khác hoặc người bị bệnh lao phổi.
  • Không sử dụng chungquần áo, chăn màn, không ngủ chung,…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát sạch sẽ, lau sạch nhà cửa với các hóa chất khử trùng.
  • Không hút thuốc lá và rượu bia.
  • Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi, đờm khạc ra phải được đậy kín và đem tiêu hủy.

Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 01 tháng tuổi.

Bài viết trên đã đưa ra các nội dung về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao phổi. Nếu quý đọc giả cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts