Kinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng trứng, từ đó dẫn tới khó mang thai, hiếm muộn, vô sinh. Nguyên nhân của vấn đề này thường liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống không cân đối, thiếu ngủ hoặc các biện pháp kiêng cữ không lành mạnh.Vậy chị em nên ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều hơn?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là sự bong tróc hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung ở phụ nữ. Đôi khi được gọi là chu kỳ kinh nguyệt, quá trình này bao gồm máu và mô niêm mạc tử cung chảy ra ngoài qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện đến ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày.

Lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50-80ml, trong đó máu chiếm khoảng 36%, 64% còn lại chủ yếu là niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung và âm đạo.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

  • Tuổi tác:Dòng kinh nguyệt thay đổi qua các giai đoạn của cuộc đời
  • Cơ thể không rụng trứng, gây ra ít kinh hơn hoặc không đều. Ngoài ra, có người gặp suy buồng trứng nguyên phát, khi buồng trứng ngừng hoạt động trước thời kỳ mãn kinh.
  • Thiếu cân hoặc giảm cân nhanh chóng có thể làm giảm hoặc ngừng kinh nguyệt do mức chất béo trong cơ thể giảm, gây ra việc ngừng quá trình rụng trứng.
  • Khi căng thẳng, áp lực tâm lý, hormone cortisol tiết nhiều gây bất thường kinh nguyệt.
  • Một số bệnh lý nội tiết có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tiền mãn kinh, hội chứng Cushing.
  • Khi căng thẳng, áp lực tâm lý, hormone cortisol tiết nhiều gây bất thường kinh nguyệt.

Nên ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều?Những thực phẩm tốt cho cơ thể khi hành kinh

Xem thêm
  • Uống đủ nước:Uống đủ nước rất quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này giúp giảm nguy cơ đau đầu do mất nước, một triệu chứng thường gặp trong kinh nguyệt và ngăn ngừa tình trạng giữ nước và đầy hơi.

  • Củ dền:giàu sắt lẫn những chất dinh dưỡng khác như canxi, vitamin A, vitamin C, Kali, mangan, axit folic và chất xơ. Bạn có thể ăn củ dền hoặc uống canh, nước ép từ củ dền mỗi ngày để mang lại tác dụng tăng cường lưu thông máu và lưu lượng máu khi bạn hành kinh.
  • Đu đủ:Đu đủ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, giúp mát gan, thanh nhiệt, hỗ trợ bổ thận, giải độc, nhuận tràng…Những chị em kinh nguyệt không đều, ăn đu đủ sẽ giúp chu kỳ nguyệt san đều đặn và ổn định hơn là nhờ enzyme papain có trong nhựa trái cây này.
  • Rau xanh:Trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là khi lượng kinh nguyệt nhiều, nồng độ sắt thường giảm gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt. Các loại rau lá xanh như cải xoăn và rau bina có thể giúp tăng cường sắt trong cơ thể.

  • Gừng:Các chất dinh dưỡng trong gừng còn giúp cân bằng nội tiết tố, do đó điều chỉnh lưu lượng kinh nguyệt của bạn ổn định hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ không quá 1 thìa cà phê gừng mỗi ngày.

  •  Nghệ:Củ nghệ được biết đến với vai trò chống viêm, đặc biệt là nhờ vào chất curcumin giúp giảm các triệu chứng PMS một cách đáng kể.
  • Hạt:Các loại hạt giàu omega-3 và protein, cũng như magiê và nhiều loại vitamin khác. Nhờ đó nó giúp giảm các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng bơ hạt, sữa hạt hoặc thêm chúng vào sinh tố thay vì ăn riêng.
  • Dứa:Trong quả dứa chứa dồi dào thành phần vitamin C, mangan, vitamin B1, folate, vitamin B6 và axit pantothenic rất tốt cho sức khỏe lẫn chu kỳ kinh nguyệt,giúp tử cung co bóp, từ đó cải thiện lưu lượng máu và giúp kinh nguyệt ra nhiều.
  • Sữa chua: Người ta thường mắc nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Sữa chua là thực phẩm giàu men vi sinh, có thể hỗ trợ vi khuẩn “tốt” trong âm đạo và giúp ngăn chặn nhiễm trùng. Đồng thời, sữa chua cũng cung cấp magiê và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như canxi.

Kinh nguyệt ít nên kiêng gì?

  • Hạn chế việc thêm muối vào thức ăn và thực phẩm chế biến chứa nhiều natri.
  • Hạn chế đường trong chế độ ăn hàng ngày. Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng cảm giác năng lượng, nhưng sau đó bạn có thể cảm thấy suy giảm và tâm trạng tồi tệ hơn.
  • Kiêng rượi bia, đồ có cồn :Rượu có thể làm các triệu chứng kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn. Nó gây mất nước, làm đau đầu, đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn.
  • Thịt đỏ giàu sắt nhưng cũng chứa nhiều prostaglandin, nên tránh khi đang trong giai đoạn có kinh.
  • Hạn chế đồ cay nóng quá nhiều

Những giải pháp khác giúp điều hòa kinh nguyệt

  • Tập yoga, Thiền
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung vitamin D:Vitamin D không chỉ hỗ trợ hấp thụ canxi cho xương mà còn có thể ổn định chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Giảm stress

Bài viết trên là các thông tin về ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều mà bạn nên tham khảo. Nếu bạn thấy hay và hữu ích thì hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts