Xem thêm
Thực tế, không nặn mụn vẫn có thể tự khỏi nhưng không phải tất cả các loại mụn mà điều này chỉ xảy ra với một số trường hợp. Những loại mụn như trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám nhỏ li ti và chưa hình thành nhân bên trong thì có thể tự khỏi.
Đối với những trường hợp mụn lớn, có nhân, chân mụn dài ăn sâu vào bên trong hoặc các loại mụn bọc, mụn mủ, mụn ẩn,… thì không thể nào tự hết được.
Mụn bọc có nên nặn không?
Theo các chuyên gia, câu trả lời và không. Mụn bọc bên trong thường chứa nhiều dịch máu hoặc mủ nên khó có thể tự lành như các loại mụn nhỏ thông thường. Bên trong mụn bọc là một ổ viêm và cần được can thiệp mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Như vậy, với thắc mắc mụn bọc có nên nặn không, câu trả lời là nên nhưng cần thực hiện đúng cách.
Tác hại của việc nặn mụn bọc không đúng cách
Việc nặn mụn bọc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với làn da.Nếu nặn mụn khi mụn chưa chín, vẫn còn biểu hiện viêm đỏ, sưng đau, mụn chưa có đầu trắng và ổ viêm còn nằm sâu dưới da. Khi nặn những nốt mụn này, nguy cơ tổn thương tăng cao, ổ viêm khó được loại bỏ hoàn toàn dễ gây tái phát mụn.
Nặn mụn như thế nào cho đúng?
Bạn nên nặn mụn bọc có mủ khi chắc chắn mụn đã chín. Mụn đã chín là khi đầu mụn đã có màu trắng, mềm và dễ dàng lấy nhân mụn ra ngoài mà không gây tổn thương da nghiêm trọng. Lúc này, việc nặn mụn có thể giúp loại hết ổ viêm và ngăn chặn tình trạng mụn tái phát. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn bọc an toàn.
- Bước1:Lựa chọn các vùng, nốt mụn bọc có thể nặn
- Bước 2:Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn trên da. Dùng khăn mềm để lau khô da mặt.
- Bước 3:Làm giãn nở lỗ chân lông, Xông da mặt trong vài phút giúp lỗ chân lông giãn nở nhanh chóng, dùng nước nóng hoặc xông mặt với các thảo dược thiên nhiên cũng giúp loại bỏ độc tố, cặn mỹ phẩm dưới da.
- Bước 4: Khử trùng,Rửa tay thật sạch, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các dụng cụ nặn mụn khác
- Bước 5:Dùng dụng cụ nặn mụn tạo vết thương hở ở đầu mụn, giúp nhân mụn dễ thoát ra ngoài. Trong khi tạo vết thương hở, không dùng lực quá mạnh dễ để lại sẹo.
- Bước 6:Dùng tay hoặc tăm bông ấn nhẹ từ nhiều phía để đẩy nhân mụn ra ngoài. Dùng lực không quá mạnh, tránh gây tổn thương da. Mỗi lần ấn, chỉ nên giữ trong 1 – 2 giây, sau đó đổi hướng.
- Bước 7: Cố gắng lấy hết phần nhân mụn ra, không để lại chân nhân mụn mụn, vì nếu còn chân mụn trong da, chúng sẽ nhanh chóng tái phát lại.
- Bước8: Sau khi loại bỏ nhân mụn, dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để lau qua vùng da vừa nặn mụn. Bạn có thể sử dụng một vài loại mặt nạ từ thiên nhiên có tác dụng làm dịu da.
Biện pháp ngăn ngừa mụn bọc quay trở lại làn da
- Vệ sinh da mặt đúng cách: rửa mặt 2 lần 1 ngày để loại bỏ tạp chất, tế bào da chết và dầu thừa trên bề mặt da. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da. Tránh chà xát da quá mạnh bằng khăn lau, tẩy tế bào chết hoặc xơ mướp (bọt biển có kết cấu thô) khi rửa mặt. Luôn rửa sạch và sau đó lau khô mặt bằng khăn sạch.
- Dưỡng ẩm đầy đủ: nhiều sản phẩm trị mụn có chứa thành phần làm khô da, vì vậy hãy luôn sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm thiểu tình trạng khô và bong tróc da. Chọn các dòng sản phẩm có chữ “non comedogenic” trên nhãn. Ngoài ra, bạn có thể chọn những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dầu, da khô hoặc da hỗn hợp.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm: trong thời gian nổi mụn, tránh sử dụng phấn nền, phấn phủ hoặc phấn má hồng. Nếu buộc phải trang điểm, hãy tẩy trang và rửa mặt thật sạch vào cuối ngày.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến thắc mắc không nặn mụn có tự hết không? Bên cạnh những vấn đề về nặn mụn, bạn cần phải thực hiện chăm sóc da đều đặn mỗi ngày với các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, trước khi ra đường nhớ bôi kem chống nắng, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!