Nấm bẹn là một bệnh về da thường gặp ở vùng bẹn, đùi và khu vực kín, gây ngứa, khó chịu và có thể lan rộng nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân bị nấm bẹn e ngại đi khám và điều trị do bệnh xảy ra ở vùng nhạy cảm. Vậy nguyên nhân chính xác dẫn đến nấm bẹn là gì và điều trị bệnh như thế nào hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết của Nhà Thuốc Bạch Mai dưới đây nhé!
Nấm bẹn, còn được gọi là “viêm nấm vùng bẹn,” là một loại bệnh nấm da do nấm Dermatophyte gây ra, thường xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như bẹn, khu vực bộ phận sinh dục và vùng đùi lân cận. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, đặc biệt là nam giới.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh nấm bẹn
Nhiễm trùng bởi một số loại vi khuẩn hoặc các loại nấm phổ biến như Trichophyton rubrum và Epidermophyton floccosum
Nấm phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, bí bách, đặc biệt là ở vùng bẹn, nơi thường xuyên bị che kín bởi quần áo.
Mặc quần áo và đồ lót chật hoặc bó sát gây bí và toát mồ hôi những khu vực kín như nách, bẹn,…
Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng da bị nấm hay thông qua việc sử dụng chung khăn tắm, quần áo và khăn trải giường của người bệnh
Hệ miễn dịch yếu: Người có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh lý như HIV/AIDS, tiểu đường, hoặc sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài.
Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như béo phì, hăm da, hoặc bệnh lý da liễu khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nấm bẹn.
Lây nhiễm: Tiếp xúc trực tiếp với người, động vật bị nấm bẹn hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
Triệu chứng của nấm bẹn
Xem thêm
Nổi mẩn đỏ ở bẹn: Mẩn đỏ thường có hình tròn hoặc bầu dục, với viền nhô cao và da mịn ở giữa.
Ngứa ngáy ở bẹn: Ngứa có thể từ nhẹ đến nặng và có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
Da bị bong tróc hoặc đóng vảy: Da ở vùng bị ảnh hưởng có thể bị bong tróc hoặc đóng vảy.
Đau hoặc rát: Vùng bị ảnh hưởng có thể bị đau hoặc rát, đặc biệt khi tiếp xúc với ma sát hoặc mồ hôi.
Nổi mụn nước: Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện mụn nước ở vùng bị ảnh hưởng. Những mụn nước này có thể bị vỡ và chảy dịch.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu triệu chứng của bệnh nấm bẹn không giảm đi sau 1-2 tuần mặc dù đã tuân thủ cẩn thận về vệ sinh da và sử dụng các loại thuốc, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Hơn nữa, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi tình trạng nổi mụn nấm hay phát ban vẫn tiếp diễn mặc dù đã đang tiếp nhận điều trị y tế hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tiến triển của nhiễm trùng da như sau:
Mụn lan rộng mặc dù đã được điều trị
Cảm thấy mức độ đau đớn càng ngày càng tăng
Nổi mụn lan rộng nhanh chóng
Xuất hiện mủ, hậu sản, hoặc các vết thương mở
Vạch đỏ kéo dài từ khu vực nhiễm nấm (viêm nang bạch huyết)
Sốt
Không cải thiện sau hai tuần điều trị trực tiếp liên tục
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nấm bẹn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Đôi khi, tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.
Có một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh nấm bẹn, bao gồm:
Dung dịch cồn BSI: Chứa các thành phần như acid benzoic, acid salicylic, lode.
Cồn antimycose: Chứa acid boric, acid benzoic và acid salicylic.
Dung dịch ASA: Chứa acid acetylsalicylic, natri salicylat.
Thuốc bôi chống nấm có dạng kem, thuốc mỡ hoặc dung dịch. Một số loại thuốc bôi chống nấm thường dùng là clotrimazole, miconazole, terbinafine và ketoconazole. Bạn cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là 2-3 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần.
Uống thuốc chống nấm (nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn, không tự ý mua thuốc để điều trị nấm bẹn) Thuốc uống chống nấm là fluconazole,itraconazole và terbinafine. Thuốc uống chống nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và phát ban.
Dùng tinh dầu tràm trà
Dầu cây tràm có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Bạn có thể trộn tinh dầu tràm trà với dầu dừa hoặc dầu oliu và thoa lên vùng bị nhiễm nấm khoảng 3-4 lần/ngày. Đây là một trong những phương pháp điều trị nhiễm nấm bẹn tại nhà hiệu quả nhất.
Phòng ngừa nấm bẹn
Vệ sinh vùng bẹn, vùng kín sạch sẽ hàng ngày:Nên dùng nước sạch rửa vùng bẹn hàng ngày, sau đó lau khô hoặc sấy khô kỹ, tránh vùng da này ẩm ướt khi mặc quần áo. Ngoài ra, quần lót và quần mặc hàng ngày nên được giặt sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy khô tránh nấm phát triển. Bẹn và háng ẩm ướt là môi trường lý tưởng để vi nấm phát triển gây bệnh.
Rửa vùng bẹn, háng hàng ngày; sau đó lau khô kĩ. Sấy khô có lẽ là một điểm quan trọng nhất. Dễ dàng bị nhiễm nấm từ đồ lót khi háng của bạn không khô ráo. Bẹn, háng ẩm ướt là một nơi lý tưởng cho vi nấm (nấm) nhân lên. (Máy sấy tóc có thể giúp ích nếu vùng bẹn của bạn có nhiều lông)
Thay đồ lót hàng ngày. Nấm có thể nhân lên thành trong đồ lót chưa được giặt.
Kiểm tra kẽ chân (nấm da chân) và điều trị nếu bạn nhiễm nấm. Nấm da chân là bệnh nhiễm nấm thông thường của các ngón chân. Trong một trường hợp điển hình của nấm kẽ chân, da giữa các ngón chân bị ngứa và bong ra – đặc biệt là giữa hai ngón chân bên ngoài.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Vitamin C (acid ascorbic) giúp kích thích sản xuất và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt nấm hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vitamin C còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm ngứa rát và khó chịu do nấm bẹn gây ra.
Do đó, bạn hãy bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể bằng cách sử dụng những loại thực phẩm tự nhiên như cam, cà chua, dứa,… hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung.
Không dùng chung vật dụng cá nhân
Điều trị triệt để khi bị nấm da:Dù nấm ở vùng da nào như da chân tay, da cơ thể, da đầu,… cũng nên được điều trị triệt để, tránh bệnh lan rộng đến các vùng da kín và kéo dài khó điều trị. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán bệnh, chỉ định dùng thuốc với thời gian và liều lượng thích hợp để trị bệnh hoàn toàn.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về nấm bẹn cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy chia sẻ cho bạn bè người thân nhé!