Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu trong bệnh lý loét dạ dày – tá tràng và có thể dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày vậy vi khuẩn HP là gì? nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển trong dạ dày. Vi khuẩn này tiết ra enzyme urease giúp trung hòa acid dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển. 

Nhiễm khuẩn Hp là tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa khi vi khuẩn Hp cư trú và phát triển ở niêm mạc dạ dày gây viêm, loét dạ dày – tá tràng.

Vậy vì sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày? Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Trong quá trình cư trú tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra một số độc tố, trong đó có vacA hoặc cagA. Các độc tố này có thể gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày và kích thích phản ứng viêm. Tình trạng viêm này kéo dài sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, và có thể tiến triển thành loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dàysoi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng, một số triệu chứng sau có thể xuất hiện:

  • Đau hoặc nóng rát bụng vùng thượng vị, đặc biệt là khi bụng rỗng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Phình (sình bụng) bụng,đầy hơi, chướng bụng khi đang đói, sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
  • Chán ăn,Ợ hơi thường xuyên
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Đi tiêu phân đen khi có chảy máu dạ dày

Biến chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp

Xem thêm
  • Viêm dạ dày: Vi khuẩn Hptồn tại trong dạ dày sẽ kích thích sản sinh axit dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, viêm trợt dạ dày.
  • Loét dạ dày – tá tràng:Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày – tá tràng gây tình trạng viêm, loét. Loét thực quản: Vi khuẩn Hp tấn công lớp niêm mạc thực quản khiến thực quản dễ bị tổn thương bởi dịch vị dạ dày.
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng không khó để nhận ra. Nhưng khi bạn nhận thấy bản thân có những triệu chứng  như trên cần lưu ý để điều trị kịp thời.

 Nơi khám bệnh nhiễm khuẩn HP

 Tại Hà Nội : Bệnh viên Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y Hà Nội, Bệnh Viện 108,…

Chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP

  • Phương pháp xâm lấn: Nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
  • Phương pháp không xâm lấn
    • Test hơi thở
    • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
    • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng).

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

 Mục tiêu: Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn vết loét tái phát, đặc biệt là giảm nguy cơ phát triển ung thư. Người bệnh cần 1 – 2 tuần để thấy các phương pháp điều trị bắt đầu phát huy hiệu quả.

Thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Nhiễm trùng HP thường được điều trị bằng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Bao gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole… Chúng có tác dụng giảm sản xuất axit trong dạ dày
  • Bismuth subsalicylat: Sẽ bao phủ và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được dùng kèm với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP
  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole hoặc tinidazol, tetracycline, levofloxacin.

Phác đồ điều trị Viêm loét dạ dày vi khuẩn HP(1)

Sau ít nhất bốn tuần điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại, người bệnh sẽ được đề nghị điều trị đợt hai. Trong đó có ít nhất một loại thuốc kháng sinh khác với những loại thuốc đã được sử dụng trong đợt điều trị đầu tiên.

Thực phẩm người nhiễm HP nên bổ sung

  • Rau xanh, trái cây:Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất giúp ức chế HP tốt.
  • Gừng: Được xem như một chất kháng khuẩn giúp bảo vệ dạ dày.
  • Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa: Hiệu quả trong việc giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp các triệu chứng của bệnh lý dạ dày và giúp người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn.

Cách phòng ngừa virut HP dạ dày

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra vacxin phòng ngừa khuẩn HP. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ mình khỏi vi khuẩn HP này bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; hạn chế ăn ở các hàng quán, vỉa hè; không ăn thực phẩm ôi thiu, hỏng…
  • Giữ vệ sinh trong chế biến thức ăn: Dùng nguồn nước sạch trong chế biến, dụng cụ nhà bếp sạch sẽ…
  • Ăn chín, uống sôi
  • Dinh dưỡng đầy đủ: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước…
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể thải độc, trong đó có vi khuẩn HP
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng tâm lý
  • Thăm khám tiêu hóa định kỳ

Nhà thuốc Bạch Mai hi vọng đã bài viết giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về  NHiễm khuẩn HP dạ dày. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của bạn để mọi người cùng nhau phòng ngừa bệnh nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts