Xem thêm
- Cholesterol trong máu cao:sử dụng nhiều thức ăn chiên xào dầu mỡ, thức ăn nhanh. Gây tăng mỡ máu, lượng mỡ dư thừa theo thời gian bám đầy hệ thống mạch máu, trong đó có mạch vành, gây tắc nghẽn.
- Huyết áp cao :khiến động mạch phải chịu áp lực lớn hơn, nếu kéo dài chúng có thể bị giãn, yếu, dễ bị đứt và gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp. Đây cũng là nguyên nhân nhồi máu cơ tim rất phổ biến.
- Bệnh lý mạn tính:Những người bệnh đái tháo đường, Gout có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp cao hơn người bình thường, việc can thiệp cấp cứu và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Dị dạng động mạch vành bẩm sinh:Một số người sinh ra có hệ thống mạch vành bị dị dạng (xoắn vặn, tự đè lên nhau, bắc cầu,…), đến một giai đoạn lão hóa nhất định, hệ mạch vành già yếu – xơ cứng, sẽ dễ xuất hiện triệu chứng.
- Giảm lượng oxy máu:Ở bệnh nhân thiếu máu mạn mức độ nặng nguyên nhân là do các bệnh sau: cường kinh, bệnh suy thận mạn, nhiễm giun sán lâu ngày, xuất huyết tiêu hóa,…).
- Co thắt mạch vành:Một số bệnh nhân có tình trạng đáp ứng quá mức với các thụ thể co thắt mạch vành, làm mạch vành tự co bóp, gây thiếu máu cơ tim, dẫn đến nhiều cơn đau ngực ngắn – khó chịu.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim
Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ:
- Hút thuốc lá;
- Xúc động, căng thẳng quá mức;
- Gắng sức quá mức;
- Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn,…
- Sau chấn thương, phẫu thuật…
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim gồm:
- Cơn đau thắt ngực điển hình: Đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay.
- Cơn đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị.
- Vã mồ hôi
- Khó thở, thở khò khè
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Nôn, buồn nôn
- Lú lẫn
- Kích thích thần kinh giao cảm:Phổ biến và thường gặp nhiều ở bệnh nhân nam. Bệnh nhân có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, vã mồ hôi liên tục, nhịp tim nhanh, mạch nhanh.
- Rối loạn tiêu hóa (gặp ở một số người)
Trong một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân không có hoặc có ít cảm giác đau sẽ khó nhận ra ra hơn. Trường hợp này gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng, hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, người bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

Biến chứng nhồi máu cơ tim
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp thường do cơ tim bị tổn thương. Các biến chứng bao gồm:
- Nhịp tim bất thường hoặc rối loạn nhịp:Tổn thương do nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến cách thức các tín hiệu điện di chuyển trong tim, gây ra những thay đổi về nhịp tim (rối loạn nhịp). Một số trường hợp rất nghiêm trọng và gây chết người, đột tử.
- Sốc tim:Tình trạng hiếm gặp này xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm máu, xảy ra khi tổn thương khối lượng cơ tim lớn >40%.
- Suy tim:Mô cơ tim bị tổn thương nhiều có thể khiến tim không thể bơm máu. Suy tim có thể tạm thời (suy tim cấp) hoặc lâu dài (mãn tính).
- Viêm màng ngoài tim
- Ngưng tim
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Bạn nên gặp bác sĩ khi có triệu chứng đau ngực, khó thở và thuộc nhóm nguy cơ cao như sau:
- Lớn tuổi, nam giới, hút thuốc lá.
- Có bệnh nền:đái tháo đường, suy thận mạn, cường giáp – suy giáp, tăng huyết áp…
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Tiếp đó sẽ đo huyết áp, mạch và nhiệt độ; đồng thời thực hiện các kiểm tra sức khỏe tim tổng thể.
Các xét nghiệm để chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG)
- Xét nghiệm máu:Một số protein tim từ từ rò rỉ vào máu sau khi tim bị tổn thương do nhồi máu cơ tim, gọi là men tim (troponin).
- Chụp X-quang lồng ngực:Cho biết tình trạng, kích thước của tim và phổi, các nguyên nhân khác gây đau ngực.
- Siêu âm tim:
- Chụp mạch vành:
Phương pháp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu
Phụ thuộc vào thời điểm các triệu chứng bắt đầu và thời gian bệnh nhân nhập viện:
- Còn tuỳ thuộc giải phẫu mạch vành và mức độ tổn thương mà sẽ lựa chọn phương pháp PCI hoặc CABG
- Nếu các triệu chứng bắt đầu trong vòng 12 giờ trước, nhưng không thực hiện được phương pháp can thiệp mạch vành qua da, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để phá vỡ cục máu đông.
- Nếu các triệu chứng bắt đầu hơn 12 giờ trước, có thể can thiệp mạch vành qua da – tái thông mạch vành bị tắc nghẽn, hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim
- Thay đổi lối sống là điều cần làm xuyên suốt quá trình điều trị:
- Tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu dư cân hoặc béo phì;
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước ngọt;
- Không nên ăn mặn, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào;
- Nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt; Ăn cá hoặc thịt gà thay cho thịt heo, thịt bò;
- Tránh căng thẳng, luyện tập thư giãn.
- Người bệnh cần uống thuốc và tái khám thường xuyên:
- Các thuốc điều trị thiết yếu: Thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin 2, chẹn bêta, chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel) và statin.
- Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần uống 2 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu tối thiểu trong vòng 1 năm. Sau đó, duy trì ít nhất 1 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành cần uống thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài để phòng ngừa huyết khối trong stent hoặc tái hẹp mạch vành.
- Điều trị tích cực các bệnh đi kèm như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
Phương pháp phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
- Thực hiện theo một lối sống lành mạnh:không hút thuốc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát sự căng thẳng.
- Kiểm soát bệnh nền:tăng huyết áp và tiểu đường.
- Cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: thời điểm dùng thuốc, số lần dùng thuốc…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nhồi máu cơ tim. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!