Xem thêm
2. Lợi khuẩn
Đường ruột có hai loại vi khuẩn, vi khuẩn có hại: gây bệnh, tổn thương cho con người và vi khuẩn có lợi cho cơ thể: chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và tạo ra những yếu tố có ích lợi cho cơ thể con người.
Lợi khuẩn probiotics là những vi khuẩn có lợi, thân thiện với cơ thể và có thể dùng để chữa bệnh, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt những rối loạn tiêu hóa của trẻ. Hai nhóm lợi khuẩn hay được sử dụng là nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium.
* Các lợi khuẩn có tác dụng:
– Giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn và cạnh tranh bám dính vào thành ruột cũng như chất dinh dưỡng, tác động trên mô biểu bì ruột qua tăng cường liên kết giữa những tế bào biểu mô.
-Giảm chất bài tiết do vi khuẩn tạo ra, các phân tử phòng vệ như chất nhầy, tăng cường hệ miễn dịch.
-Giảm phản ứng viêm, dị ứng, tạo đáp ứng miễn dịch, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
* Khi nào cần dùng thêm lợi khuẩn:
– Bệnh đường tiêu hóa như lỵ, tiêu chảy,viêm ruột…
-Sau khi dùng kháng sinh, đặc biệt kháng sinh phổ rộng đường uống, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn có hại, đồng thời sẽ diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tiêu chảy ,vì vậy mà thầy thuốc chúng tôi khi kê đơn, nhất là khi trong đơn có ks nhóm Betalactam, thường phải bổ sung thêm lợi khuẩn cho người bệnh là vì vậy.
3. Nấm men
Là những loài vi nấm có khả năng lên men để biến đổi các chất trong thức ăn, loại nấm men rất quen thuộc, được sử dụng rất nhiều để chế biến, lên men thực phẩm là men rượu saccharomyces cerevisiae,người ta dùng con men này để làm bia, rượu nếp ….
Các loại nấm men này có thể tổng hợp ra các sản phẩm kháng khuẩn như acid lactic, các enzym tiêu hóa, các acid amin và các vitamin nhóm B là những chất kìm hãm sự tăng sinh với một số loại vi khuẩn, nấm…gây tiêu chảy.
Cũng có nhiều sản phẩm kết hợp giữa nấm men và axít amin để dùng bổ sung cho các bệnh nhân sau mổ, người mới ốm dậy, người thiếu máu, mất máu, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người già kém ăn, suy kiệt, người lao động nặng, hoạt động thể thao cường độ cao để hồi phục thể lực.
4. Enzyme tiêu hóa
Enzyme là những chất xúc tác sinh học giúp cho những phản ứng chuyển hóa sinh học được nhanh hơn, nhưng bản thân enzyme không tham gia vào phản ứng.
Trong cơ thể, các enzyme được tổng hợp trong các tuyến ngoại tiết rồi được chế tiết vào cơ quan của ống tiêu hóa như miệng, dạ dày, ruột để tiêu hóa các loại chất bột đường, đạm và chất béo trong thức ăn. Sau khi được các enzyme thủy phân các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu vào máu đưa đi nuôi dưỡng cơ thể.
Thiếu enzyme sự tiêu hóa thức ăn bị rối loạn dẫn đến rối loạn hấp thu. Thức ăn không được tiêu hóa, hấp thu bị khuẩn ruột làm cho lên men, gây tiêu chảy phân sống, còn gọi là hội chứng kém hấp thu. Do đó, enzym tiêu hóa được sử dụng khi cơ thể bị thiếu hụt, như khi bị các bệnh đường tiêu hóa như bệnh gan, dạ dày, ruột, tụy tạng…
Hiện nay, rất nhiều chế phẩm enzyme tiêu hóa trên thị trường chứa các enzyme như: protease, lipase, cellulase, lactase, amylase, pepsin…Là thầy thuốc cần phải biết phân biệt và biết khi nào cần dùng men vi sinh khi nào cần dùng men tiêu hóa cho người bệnh của mình, như thế việc điều trị mới đạt kết quả tốt.