Trong các bệnh lý da liễu thì vảy nến da đầu và nấm da đầu là hai vấn đề phổ biến. Do có biểu hiện triệu chứng khá tương đồng nên người ta thường dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này.Hãy cùng Nhà Thuốc Bạch Mai tìm hiểu cách phân biệt nấm da đầu và vảy nến da đầu nhé!
Tổng quan
Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện các vết bong tróc, vảy trên da đầu, vùng da hói (không có tóc bao phủ) do nấm gây ra. Bệnh này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.Bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm nấm ngoài da (hắc lào, nấm móng). Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất dễ lây lan giữa người với người, giữa động vật nhiễm nấm với người.
Vảy nến là một sự rối loạn của hệ miễn dịch và có nhiều nguyên nhân gây bệnh như di truyền, do áp lực, căng thẳng của hệ thần kinh, do rối loạn chuyển hóa da hoặc chuyển hóa đường đạm, do da đầu tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng da nhất là các loại dầu gội có độ kiềm cao, nhiều chất tẩy càng có nguy cơ gây vảy nến trên da đầu lớn…
Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu
Nguyên nhân
Vảy nến da đầu :Nguyên nhân chưa rõ ràng,là những phản ứng khi hệ miễn dịch bị rối loạn liên quan đến gen và yếu tố di truyền kết hợp với các kích thích từ bên ngoài.Vảy nến không lây lan nhưng có thể di truyền
Nấm da đầu :Nguyên nhân là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi các loài nấm ký sinh vào da đầu như nấm Microsporum và Trichophyton. Nấm da đầu có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác nếu dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau đầu, gối, nón mũ…
Triệu chứng
Phương pháp điều trị
*Vảy nến da đầu :
Dùng thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc bôi tại chỗ như Acid Salicylic, Corticoid… có tác dụng giảm viêm da, làm mềm da và làm chậm quá trình sản sinh tế bào chết và bong tróc vảy.
– Dùng thuốc uống hoặc tiêm: Một số loại thuốc có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình sản sinh tế bào da như thuốc kháng sinh, thuốc Retinoid, Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone,… Người bệnh dùng các thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ bởi chúng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ.
– Liệu pháp ánh sáng: Một trong số các phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả là điều trị ánh sáng quang học, bao gồm:
- Chiếu ánh sáng laser cường độ cao.
- Chiếu tia UVB
*Nấm da đầu
-Dầu gội kháng nấm chứa Sulfide selenium kết hợp với bôi thuốc trị nấm chứa Ketoconazole. Khi người bệnh không đáp ứng các điều trị tại chỗ, có thể sử dụng đến các loại thuốc uống như Griseofulvin, Terbinafin, Itraconazole và Fluconazole…
Thực phẩm nào không nên ăn khi bị nấm da đầu và vảy nến?
Khi phát hiện bản thân đang gặp phải bệnh lý liên quan đến da đầu bạn nên ăn uống kiêng cử hơn. Những thực phẩm như thịt gà, thịt bò hay các loại hải sản sẽ làm tình trạng ngứa da đầu trở nên nặng hơn. Không phân biệt nấm da đầu và vảy nến nên ăn gì, cách tốt nhất là bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe đồng thời hỗ trợ quá trình trị bệnh. Ăn nhiều rau xanh chứa chất xơ, vitamin, canxi, sắt,… sẽ tốt cho tóc, tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Bạch Mai về nguyên nhân gây vảy nến da đầu và nấm da đầu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết trong việc xác định đúng loại bệnh để điều trị hiệu quả nhé!