Viêm tuyến nước bọt và quai bị là 2 bệnh cùng nằm ở tuyến mang tai nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và việc điều trị cũng khác nhau. Hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau. Chính vì vậy phân biệt được hai bệnh lí sẽ giúp điều trị hiệu quả. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus paramyxovirus gây ra, lây lan qua giọt bắn từ người bệnh.Virus thường xâm nhập qua mũi và miệng, chúng có trong nước bọt tới 7 ngày trước khi tuyến nước bọt sưng lên và khả năng lây truyền cao nhất ngay trước khi phát triển viêm tuyến nước bọt. Virus cũng có trong máu và nước tiểu với số lượng khác nhau và nếu hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng thì cũng có trong dịch não tuỷ.
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm ở các tuyến nước bọt do nhiễm trùng vi khuẩn, virus, hoặc tắc nghẽn ống tuyến. Bệnh lý có thể biểu hiện như một quá trình cục bộ hoặc của bệnh toàn thân. Các yếu tố tiền đề bao gồm mất nước, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, sỏi tuyến nước bọt, nổi u ở miệng,…gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt.
Phân biệt viêm quai bị và viêm tuyến nước bọt mang tai
QUAI BỊ | VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI | |
GIỐNG NHAU:Điểm giống nhau của bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt đều có triệu chứng đau sưng tại vùng tuyến nước bọt và sốt. Chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường tự khỏi sau 1-2 tuần không để lại biến chứng nghiêm trọng |
Khác nhau |
Nguyên nhân: – Virus gây bệnh quai bị, một loại paramyxovirus, lây lan qua các giọt bắn hoặc nước bọt. |
Nguyên nhân: – Do vi khuẩn (chủ yếu là Staphylococcus aureus), virus khác (không phải virus Paramyxovirus) hoặc nấm. |
Triệu chứng: – Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, đau đầu, khó chịu và sốt. Các tuyến nước bọt bị ảnh hưởng sau 12-24h với nhiệt độ lên tới 39,5 – 40 độ. Sốt kéo dài trong 24-72h. – Sưng tuyến đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ 2 kéo dài từ 5-7 ngày, các tuyến bị ảnh hưởng cực kì nhạy cảm trong thời gian này. – Thỉnh thoảng, các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi cũng sưng lên và hiếm hơn, là những tuyến duy nhất bị ảnh hưởng. +Sưng cổ bên dưới hàm và phù nề trên xương ức có thể phát triển, có lẽ là do tắc nghẽn bạch huyết do tuyến nước bọt to ra. +Lưỡi có thể sưng lên. Các lỗ ống dẫn miệng của các tuyến bị ảnh hưởng bị phù nề và hơi viêm. Da trên các tuyến có thể trở nên căng và bóng. |
Triệu chứng: – Trong viêm tuyến mang tai cấp tính do vi khuẩn, bệnh nhân thường có biểu hiện sưng tuyến tiến triển, đặc biệt là khi nhai vô cùng khó chịu. Thời gian sưng kéo dài từ 5-9 ngày. – Do viêm, tuyến nước bọt không thể tiết đủ nước bọt, gây ra khô miệng, khó nuốt hoặc cảm giác dính trong miệng. -Nước bọt: Giảm, ít và quánh. -Lỗ ống Stenon: Nếu viêm do vi khuẩn, lỗ ống Stenon sẽ thấy viêm đỏ hoặc/và có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến. -Góc hàm: Sưng to do tuyến nước bọt mang tai . |
|
Biến chứng: – Quai bị có thể liên quan đến các cơ quan khác ngoài tuyến nước bọt, đặc biệt là bệnh nhân sau tuổi dậy thì, bao gồm: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm tuỵ. – Khoảng 30% nam giới chưa tiêm vaccine và 6% nam giới đã tiêm vaccine sau tuổi dậy thì bị nhiễm trùng tinh hoàn, thường là một bên với tình trạng đau, nhạy cảm, phù nề, ban đỏ. Một số trường hợp teo tinh hoàn có thể xảy ra, quá trình sản xuất testosterone và tinh trùng cũng bị ảnh hưởng. – Ở phụ nữ, viêm buồng trứng ít được phát hiện hơn, ít đau và không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. – Viêm màng não kèm theo đau đầu, buồn nôn, cứng cổ và tăng bạch cầu trung tính dịch ở não tuỷ, xảy ra ở 1/10% bệnh nhân. – Viêm tuỵ kèm theo triệu chứng buồn nôn dữ dội, đau thượng vị. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần, và phục hồi hoàn toàn. – Các biến chứng khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, viêm cơ tim, mất thính giác rất hiếm khi xảy ra. |
Biến chứng: – Áp xe tuyến nước bọt do tình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát kịp thời gây nên tình trạng tích tụ mủ và biến chứng tạo này áp xe. – Phì đại tuyến nước bọt bắt nguồn từ viêm nhiễm nước bọt mãn tính hoặc có thể do tự miễn hay u tân sinh. – Tắc nghẽn đường thở do không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, có thể dẫn đến sưng cổ. Nếu nhiễm trùng nước bọt lan đến xương mặt có thể rất khó kiểm soát. |
|
Cách điều trị và chăm sóc: – Điều trị bệnh quai bị và các biến chứng của bệnh là hỗ trợ. Bệnh nhân được cách ly cho đến khi sưng tuyến giảm bớt. -Chọn chế độ ăn mềm để giảm đau do nhai. Nên tránh các chất có tính axit (ví dụ như nước ép trái cây họ cam quýt) gây khó chịu. – Hạ sốt, bù nước, tăng đề kháng – Đối với viêm tinh hoàn, nghỉ ngơi trên giường và hỗ trợ bìu bằng bông trên một cầu băng dính giữa hai đùi để giảm thiểu căng thẳng hoặc sử dụng túi chườm đá thường làm giảm đau. -Bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng, thường chỉ điều trị giảm triệu chứng bệnh. Vì vậy cách tốt nhất là tiêm vắc-xin ngừa bệnh ngay từ bé để có miễn dịch.
|
Cách điều trị và chăm sóc: – Điều trị viêm tuyến mang tai chủ yếu là kiểm soát triệu chứng +Chườm nóng tại chỗ, xoa bóp nhẹ nhàng tuyến từ sau ra trước, thuốc kích thích tuyến nước bọt và bù nước đầy đủ. +Thuốc giảm đau chống viêm +Nếu có dịch mủ chảy ra trong quá trình xoa bóp tuyến, cần lấy mẫu nuôi cấy và độ nhạy bằng tăm bông hoặc chọc hút kim để hướng dẫn liệu pháp kháng sinh thích hợp.Kết hợp kháng sinh +Thời gian để quá trình phục hồi diễn ra khoảng 1-2 tuần tuỳ tình trạng của từng bệnh nhân. |
Trong hai bệnh lý này, bệnh nào nguy hiểm hơn?
Cả hai bệnh đều có thể gây ra biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Quai bị có thể gây viêm màng não, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới. Đối với viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến áp xe tuyến nước bọt, nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhìn nhận đúng đắn hơn về 2 bệnh lý này và có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!