Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nhé!

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm, tại Việt Nam có tới 1/3 số ca trẻ em tử vong là do viêm phổi. Bệnh có thể lây nhiễm, tuy nhiên cũng có thể phòng tránh bằng một số biện pháp cụ thể.

1. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em bố mẹ cần phải biết

  • Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng cũng không nhất thiết như vậy.
  • Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).
  • Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút ( đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút ( đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).
  • Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
  • Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
  • Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
  • Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.
  • Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
  • Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.
  • Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.

Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Quan trọng nhất là ba triệu chứng ho, sốt và thở nhanh hay thở gắng sức.

2. Đánh giá viêm phổi dựa vào những triệu chứng nào?

+ Đầu tiên: Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất.

Cha mẹ hoặc người thân có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút, muốn có kết quả chính xác thì đếm 2-3 lần. Nếu trẻ bị viêm phổi nặng sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Chú ý rằng khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Mặt khác ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Do đó ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán viêm phổi.

+ Triệu chứng thường gặp nữa là sốt cao.

+ Những triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích và các bất thường khác.

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng nói trên.

  • Viêm phổi rất nặng với các biểu hiện: trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính là: tím tái, co giật, lơ mơ hoặc hôn mê; không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ; suy hô hấp nặng với biểu hiện đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, có thể có thêm một số triệu chứng khác gồm: thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.
  • Viêm phổi nặng: trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính là: co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi; thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.
  • Viêm phổi không nặng: trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh, trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở khoảng 60 lần/phút; trẻ từ 2-12 tháng: nhịp thở khoảng 50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi: nhịp thở khoảng 40 lần/phút; nhưng không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.

3. Những tác nhân gây viêm phổi

Xem thêm

3.1 Viêm phổi do vi khuẩn

Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm phổi do vi khuẩn bao gồm:

  • Ho có đờm
  • Sốt trên 38 độ C
  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi

3.2 Viêm phổi do virus

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do virus khá tương tự như các triệu chứng của cúm, bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh, rét run
  • Ho khan, tuy nhiên có thể bội nhiễm và trở thành ho có đờm
  • Chảy nước mũi
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Yếu người, mệt mỏi

Mức độ của các triệu chứng có thể diễn ra từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.

3.3 Viêm phổi do nấm

Nấm là một tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến. Nếu bị suy giảm miễn dịch vì bất kì lí do nào thì khả năng mắc viêm phổi do nấm sẽ tăng lên.

Viêm phổi do nấm xảy ra do người bệnh hít phải các bào tử của nấm, do đó có một số nghề nghiệp nhất định có nguy cơ cao hơn tiếp xúc với các bào tử của nấm

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do nấm cũng tương tự như viêm phổi do các nguyên nhân khác (như sốt, ho,…)

4. Biện pháp phòng bệnh

Viêm phổi có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân do thời tiết lạnh, sức đề kháng của con người bị giảm sút cùng với các loại virus cúm có cơ hội phát triển gây bệnh cho con người.

Theo nghiên cứu thì một số loại virus cúm sẽ không phát triển được khi nhiệt độ trên 30oC, đó là lý do mà viêm phổi gặp ít hơn trong các mùa hè và thu. Hơn nữa, viêm phổi thường là biến chứng của viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, họng, xoang…

Mùa đông các bệnh cảm lạnh cũng gia tăng làm cho virus, vi khuẩn nhân cơ hội xâm nhập mũi họng và xuống phổi gây viêm phổi.

Muốn phòng bệnh viêm phổi cho trẻ em cần thực hiện các biện pháp như sau:

  • Việc đầu tiên vẫn là cung cấp cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ nhỏ cho bú nhiều lần trong ngày.
  • Môi trường sống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh hít phải khói bụi và các chất kích thích.
  • Hàng ngày vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ ngày 2 lần sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn cho uống nước súc miệng, tránh để khuẩn đọng lại bằng cách chải răng, lau răng miệng cho trẻ nhỏ.
  • Khám và điều trị sớm, tích cực các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi để tránh các loại khuẩn xâm nhiễm.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Mùa đông cần mặc quần áo đủ ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ, đầu mặt cho trẻ, nhất là khi phải đưa trẻ đi ra ngoài.
  • Nguyên tắc chung của phòng tránh viêm phổi là giảm tiếp xúc với các tác nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh:

    • Rửa tay xà phòng trước và sau khi ăn
    • Tránh tiếp xúc với người ốm
    • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người ốm
    • Giữ vệ sinh môi trường sống
    • Đối với phụ nữ có thai: khám sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe hợp lý, tránh các trường hợp sinh non, suy dinh dưỡng, thiếu cân. Để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tiến triển nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
    • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
    • Khi ho hoặc hắt hơi, che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
    • Thường xuyên súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
    • Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
    • Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn,