Phù chân là hiện tượng chất lỏng tích tụ trong các mô dưới chân làm cho chân bị sưng to.Đây là có thể dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy tim, suy thận. Vậy phù chân là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Phù chân là gì? 

Phù chân là hiện tượng chất lỏng tích tụ trong các mô dưới chân làm cho chân bị sưng to. Điều này gây ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày,biểu hiện qua dấu hiệu như mang dép bị chật, mặc quần khó khăn,…

Phù chân thường xuất hiện ở mắt cá chân, mu bàn chân hoặc ở cẳng chân.

Nguyên nhân dẫn đến phù chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phù chân,Một số nguyên nhân gây phù chân thường gặp là:

Phù chân khi mang thai:

  • Hiện tượng tay chân bị phù khi mang thai là do chất lỏng dư thừa tràn vào trong các mô của bạn.Bạn có thể bị phù chân rõ hơn vào cuối ngày hoặc sau khi đi bộ cả ngày. Sau khi sinh con, hiện tượng này sẽ tự động biến mất
  • Tuy nhiên, ở những đối tượng bị tăng huyết áp, đau đầu, đau bụng vùng thượng vị, tiểu ít,…mà bị phù thì thai phụ nên tới cơ sở y tế để kiểm tra xem thai phụ có nguy cơ bị chứng tiền sản giật hay không nhé.

Do phù bạch huyết

  • Hạch bạch huyết có thể tổn thương dẫn đến phù chân đột ngột. Trong giai đoạn bệnh nhân điều trị ung thư có thể xuất hiện nhiều vấn đề gây ra phù bạch huyết. 
  • Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư cần nạo hạch bạch huyết. 

Phù chân do bệnh thận

Triệu chứng này thường xuất hiện trong hội chứng thận hư, cũng có thể gặp ở các bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Phù có tính chất phù chân hoặc toàn thânphù mềmdiễn tiến nhanh. Nguyên nhân là do có sự giảm khả năng bài tiết nước của thận.

Do chấn thương

Chấn thương ở chân và mắt cá chân như: Bong gân, gãy xương và căng cơ có thể gây phù chân do máu dồn đến vùng bị ảnh hưởng.

Phù chân do suy tĩnh mạch:

Suy tĩnh mạch xảy ra khi van tĩnh mạch bị hư hỏng hoặc do đứng hay ngồi trong khoảng thời gian dài, làm cho máu tích tụ trong các tĩnh mạch ở chân thay vì trở về tim như bình thường. 

Phù nề do giãn tĩnh mạch chi dưới, máu ứ đọng tại các chi.

Phù chân do tắc nghẽn mạch máu:

Tình trạng tắc nghẽn mạch máu như tĩnh mạch, động mạch ở chân khiến máu không thể lưu thông được cũng là nguyên nhân gây phù.

Phù chân do bệnh gan

Khi bị xơ gan, gan sẽ hình thành sẹo và hạn chế dòng máu chảy vào gan gây tăng huyết áp, phù chân. Xơ gan cũng có thể tác động đến sự sản sinh protein albumin, một trong những yếu tố gây phù chân. 

Phù chân do bệnh gan thường kèm theo tình trạng vàng da

 

Phù chân do bệnh thận:

Thận có vai trò cân bằng lượng chất lỏng ở trong cơ thể. Khi thận bị suy yếu, không còn hoạt động bình thường thì cơ thể dễ bị tích nước dẫn tới chân bị phù nề

Phù chân do bệnh về tim

Phù chân do bệnh tim thường là biểu hiện của suy tim phải.

Những triệu chứng của phù chân

Xem thêm
  • Chân sưng to bất thường,Các nếp nhăn ở chân bị mờ.
  • Vùng chân bị phù bị nhạt màu.
  • Có thể kèm theo những cơn đau ở chân mặc dù chân không bị chấn thương hoặc va đập trước đó.
  • Ấn vào nơi phù da lõm xuống, dễ thấy nhất khi ấn vào vùng da có nền xương cứng ở phía dưới.
  • Chân bị phù trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  •  Dấu hiệu kèm theo như: Cảm thấy mệt mỏi, tê bì, bị mất cảm giác ở chân.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó khi xuất hiện tình trạng phù chân kèm theo các biểu hiện sau đây thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay: 

  • Vàng da, vàng mắt.
  • Khó thở.
  • Đau nhức, sưng đỏ ở chân.
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Uể oải, mệt mỏi.
  • Tăng cân
  • Tiểu ít.

Chẩn đoán phù chân

Một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X – quang.
  • Đo hay ước lượng áp suất ở trong mạch máu nhất định
  • Siêu âm.
  • Điện tâm đồ.

Phương pháp điều trị phù chân hiệu quả

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra phù chân mà đưa ra phương pháo điều trị hiệu quả

  • Trường hợp chân bị va đập hay té ngã :bất động và băng bó tốt để tránh tình trạng gãy xương thêm trầm trọng hơn, sau đó gọi ngay cho xe cấp cứu.

  •  Chấn thương nhẹ:Chườm lạnh, giúp co mạch máu và giảm lượng dịch lỏng rò rỉ ra ngoài, giúp lượng máu quay trở lại tim. Chườm lạnh chỉ nên thực hiện dưới 10 phút/lần.

Dùng thuốc

Một số thuốc được sử dụng để giảm phù chân như: Furosemid, thiazide, spironolactone

*Lưu ý:Việc sử dụng thuốc để giảm phù chân phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây nên phù chân và sự tư vấn hướng dẫn từ bác sĩ

Massage trị sưng phù chân

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống đủ nước.
  • Giảm lượng muối ăn, có thể làm giảm lượng chất lỏng có nguy cơ bị tích tụ ở chân.
  • Bổ sung magie bằng những loại thực phẩm giàu magie như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt, sữa ít béo, các loại hạt, cải bó xôi,…

Phòng ngừa phù chân hiệu quả

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế ngồi lâu hoặc đứng yên trong một thời gian dài. Bạn có thể đứng lên ngồi xuống hoặc di chuyển.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Khi nằm có thể nâng chân lên cao. Bạn có thể đặt một cái gối ở dưới chân đề giúp thoải mái hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh phù chân. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts