Quáng gà  là tình trạng suy giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng do bệnh gây ra trở thành rào cản rất lớn cho cuộc sống của người bệnh.Cùng tìm hiểu hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh quáng gà qua bài viết dưới đây nhé!

Quáng gà là gì?

Quáng gà còn được gọi là bệnh mù đêm, bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Đây là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng giảm tầm nhìn, giảm thị lực vào thời điểm thiếu ánh sáng, chủ yếu là buổi chập tối và đêm.Quáng gà liên quan đến việc điều chỉnh sự phản ứng của mắt khi thay đổi môi trường ánh sáng tốt sang môi trường ánh sáng yếu.

Các tế bào hình que chứa sắc tố rhodopsin để mắt cảm nhận được tín hiệu từ luồng ánh sáng yếu. Nếu xảy ra suy giảm sắc tố rhodopsin thì tế bào hình que sẽ hoạt động kém hoặc tổn thương tế bào hình que cũng làm cho khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm đi. Kết quả của những tình trạng đó là bệnh quáng gà.

Nguyên nhân gây quáng gà

  • Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … gây quáng gà ở bệnh nhân.
  • Thiếu vitamin A: dẫn chất carotenoid của vitamin A là thành phần không thể thiếu để hình thành sắc tố rhodopsin ở tế bào hình que giúp mắt nhận biết điều kiện ánh sáng yếu. Do đó, khi bị thiếu vitamin A kéo dài thì mắt có thể bị quáng gà.
  • Một số bệnh lý khác: tiểu đường, keratoconus hay tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến sự hình thành bệnh quáng gà.
  • Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.

Đối tượng nguy cơ bệnh Quáng gà

  • Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.

  • Sự thiếu hụt Vitamin A cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng

  • Bệnh nhân đái tháo đường

Triệu chứng quáng gà

Xem thêm

Khi bị quáng gà, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Không thể nhìn thấy vật khi ánh sáng yếu.
  • Nhìn thấy quầng sáng quanh đèn.
  • Thời gian thích nghi để nhìn thấy trong bóng tối lâu hơn bình thường mất hơn vài phút).
  • Không nhìn thấy sao ban đêm.
  • Đau đầu,Buồn nôn, nôn.

Phương pháp điều trị bệnh quáng gà

Quáng gà không phải là bệnh nguy hiểm cho tính mạng nhưng tình trạng suy giảm thị lực do bệnh sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy cần xác định nguyên nhân để điều trị hiệu quả.

  • Trường hợp quáng gà vì thiếu vitamin A:Việc cần làm là bổ sung vitamin A cho người bị quáng gà theo chỉ định của bác sĩ, thường bổ sung đường uống với liều lượng 15.000 đơn vị/ngày. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng vitamin A trong thời gian điều trị bệnh vì có thể gây ngộ độc vitamin A.
  • Đục thủy tinh thể: phẫu thuật thay thế thủy tinh thể.
  • Tăng nhãn áp: sử dụng thuốc co đồng tử để giải quyết một phần tình trạng này.
  • Rối loạn khúc xạ như cận thị hoặc loạn thị: chỉnh kính để điều chỉnh tầm nhìn.
  • Đối với tình trạng di truyền gây quáng gà: Bệnh nhân chỉ có thể được điều trị triệu chứng và phòng tránh diễn tiến của bệnh

Biện pháp phòng ngừa quáng gà

  • Bổ sung đầy đủ vitamin A: bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, xoài, dưa vàng, bí đỏ, trứng, sữa giúp sáng mắt, bảo vệ và tăng cường thị lực.
  • Đeo kính râm: tránh tiếp xúc nhiều với tia UV nhằm tránh tổn thương võng mạc.
  • Khám sức khỏe định kỳ: để phát hiện sớm những bệnh lý về mắt.

Tóm lại,người bị quáng gà sẽ hạn chế tầm nhìn khi trong điều kiện ánh sáng tối và muốn điều trị thì cần tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh lý này.Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về quáng gà.Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts