Xem thêm
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của ADHD nhưng các nỗ lực nghiên cứu vẫn tiếp tục. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD bao gồm di truyền, môi trường hoặc các vấn đề về thần kinh.
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tăng động giảm chú ý gồm:
- Di truyền: rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng bởi sự di truyền đa gen (nhiều gen kết hợp với nhau để tạo ra bệnh).
- Chấn thương sọ não.
- Tiếp xúc với chất độc khi mang thai, chẳng hạn như chì, chủ yếu được tìm thấy trong nước sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.
- Sử dụng rượu hoặc thuốc lá trong thời kỳ mang thai: là nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em.
- Sinh non.
- Cân nặng khi sinh thấp.
Các dấu hiệu tăng động giảm chú ý (ADHD) thường biểu hiện trước 12 tuổi. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể biểu hiện ngay khi con 3 tuổi.Các triệu chứng và dấu hiệu tăng động chính bao gồm:
- Thiếu tập trung khi tham gia các hoạt động.: trẻ thường xuyên bị phân tâm, không thể lắng nghe, tập trung hoàn thành công việc, bỏ dở giữa chừng và hay bỏ quên đồ đạc.
- Hiếu động và bốc đồng: trẻ vận động quá mức, không biết mệt mỏi so với các bạn cùng tuổi, nói nhiều. Ngoài ra, trẻ có thể thường xuyên hành động nhanh chóng, nguy hiểm mà không cần suy nghĩ.
- Thường xuyên làm mất những thứ cần thiết cho công việc hoặc cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như giấy tờ tùy thân, sách, chìa khóa, ví, điện thoại di động
- Khó giữ im lặng: trẻ ghét bầu không khí yên lặng, không thể ngừng nói chuyện hoặc chạy nhảy liên tục, nhất là khi trong lớp học.
- Thiếu kiên nhẫn: thích nói leo, cướp lời người khác khi chưa đến lượt hoặc chen ngang vào các cuộc trò chuyện, thảo luận.
- Tâm trạng không ổn định: một số người bệnh có thể xuất hiện những rối loạn tâm lý khác kèm theo như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ hoặc có những hành vi chống đối lại người lớn.
Biến chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý
Các hậu quả có thể xảy ra bao gồm:
- Giảm trí thông minh.
- Hung hăng.
- Vấn đề cá nhân và xã hội.
- Rối loạn tâm thần lúc có thai.
Rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển nhanh chóng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ sớm nếu có những biểu hiện:
- Bốc đồng: có những hành vi nguy hiểm, thiếu suy nghĩ cho bản thân và những người xung quanh.
- Tăng động: hoạt động, chạy nhảy hoặc nói quá nhiều, không tập trung trong học tập.
- Thay đổi tâm trạng thường xuyên: trẻ có thể chuyển từ trạng thái vui vẻ, hào hứng sang lo lắng, sợ hãi, buồn bã hoặc kích động, cáu gắt…
- Nóng tính: trở nên tức giận quá mức khi không được đáp ứng những yêu cầu của trẻ.
Trẻ chỉ nên được chẩn đoán mắc bệnh tăng động giảm chú ý khi các triệu chứng biểu hiện trước 12 tuổi và liên tục gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong gia đình, trường học
Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho người bệnh tiến hành một số bài kiểm tra tâm lý phù hợp để chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế ICD 10 hoặc DSM-5 như:
- Người lớn: thường sử dụng các bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Trẻ em: có thể thu thập thông tin qua những hành động, câu nói của trẻ hoặc thông qua tranh vẽ…
Phương pháp điều trị ADHD
Mục tiêu của điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là cải thiện các triệu chứng của trẻ. Với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, các chuyên gia khuyến nghị, sự can thiệp, hỗ trợ từ cha mẹ là phương pháp điều trị đầu tiên trước khi chuyển sang dùng thuốc.
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể được cải thiện và hạn chế tiến triển nhờ việc thay đổi lối sống, thói quen cũng như các biện pháp trị liệu tâm lý không sử dụng thuốc :
- Giáo dục tâm lý.
- Trị liệu kiểm soát hành vi.
- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
- Tập thể dục.
Thuốc điều trị
Một số loại thuốc thường được dùng :
- Methylphenidate
- Lisdexamfetamine
- Dexamfetamine
- Guanfacine
- Một số thuốc chống trầm cảm hay kích thích khác
Phương pháp phòng ngừa tăng động
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Chăm sóc tốt cho người mẹ ngay từ khi mang thai.
- Tạo lập chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học.
- Giúp trẻ sinh hoạt theo lịch trình.
- Hướng dẫn cha mẹ cách giáo dục hành vi cho trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng tập trung, chú ý từ sớm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích về dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ em. Hãy chia sẻ bài viết này đến với tất cả người thân và bạn bè của bạn nhé!