Rong kinh là gì?Nguyên nhân , Ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe và Điều trị và Phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
29 Tháng hai, 2024
Rong kinh là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều chị em còn chủ quan không thăm khám và điều trị, lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về triệu chứng rong kinh nhé!
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày, mất đi khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.
Rong kinh là máu mất quá nhiều trong toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt(lớn hơn 80ml) hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày (bình thường chỉ từ 3 – 5 ngày).
Dấu hiệu khi bị rong kinh là gì?
Những dấu hiệu thường gặp của rong kinh giúp chị em dễ nhận biết. Các dấu hiệu đó gồm:
Đau bụng kinh;đau dữ dội vùng bụng dưới,
Thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (lớn hơn 7 ngày).
Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml thay vì 50-80ml ở một chu kỳ bình thường;
Máu ra nhiều,thấm hết băng vệ sinhsau 1 đến 2 giờ sử dụng, thay nhiều băng vệ sinh trong ngày.
Phải sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều băng vệ sinh;
Xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn;
Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như cảm giác mệt mỏi, khó thở, kiệt sức. Khi bị thiếu máu, chị em có thể gặp phải các triệu chứng của một tình trạng gọi là PICA, bao gồm rụng tóc, da nhợt nhạt và muốn ăn những thứ không phải là thực phẩm như tóc, giấy, bụi bẩn…
Thay băng vệ sinh liên tục hàng giờ là biểu hiện của rong kinh
Nguyên nhân bị rong kinh
Xem thêm
Rong kinh cơ năng:do rối loạn nội tiết tố
Thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh:
Đầu thời kỳ dậy thì: sau khi lần hành kinh đầu tiên diễn ra, buồng trứng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng hormone làm cho buồng trứng không thể giải phóng trứng đều đặn như người trưởng thành, từ đó gây nên những rối loạn kinh nguyệt.
Giai đoạnmãn kinh: ở giai đoạn này chức năng của buồng trứng bị suy yếu làm giảm progesterone, tăng FSH và LH gây tăng estrogen, làm xuất hiện các vòng kinh không phóng noãn gây ra rong kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày chứa progesterone và estrogen hoặc các thuốc chứa nội tiết tố như estrogen, có tác dụng phụ là xuất hiện rong kinh.
Rong kinh bệnh lý
Do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như:viêm nội mạc tử cung,polyp buồng tử cung,u xơ tử cung,buồng trứng đa nang,ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung,…
Sử dụng vòng tránh thai: khi mới sử dụng vòng tránh thai, niêm mạc tử cung chưa thích ứng được nên niêm mạc tử cung sẽ bị chảy máu gây ra rong kinh
Thuốc:Một số thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có tác dụng phụ là rong kinh.
Rong kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Rong kinh là một tình trạng nguy hiểm, đặc biệt khi rong kinh đi kèm với cường kinh khiến cơ thể người phụ nữ mất nhiều máu và sức khỏe suy giảm. Cụ thể, rong kinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
Thiếu máu: rong kinh trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mất nhiều máu. Tuy nhiên, lượng máu sản xuất không đủ để bù lại lượng thiếu do khi mất máu sẽ mất đi cả sắt (nguồn nguyên liệu giúp cơ thể sản xuất các tế bào máu)
Viêm nhiễm vùng kín: máu kinh gồm máu và các tế bào nội mạc tử cung. Đây là môi trường rất tốt để cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi gây những bệnh lý vùng kín như viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung.
Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt;
Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được xử lý, vi khuẩn có thể lan vào các cơ quan khác gây viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng,… ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản.
Bác sĩ sẽ khai thác các dấu hiệu của rong kinh.Sau khi hỏi bệnh, tiến hành khám và đánh giá các dấu hiệu thiếu máu, đánh giá tình trạng viêm nhiễm vùng kín.
Với các bệnh nhân đang trong độ tuổi sinh đẻ, các bác sĩ sẽ yêu cầu thử thai để nhằm loại trừ các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo liên quan đến thai kỳ .
Xét nghiệm máu
Tổng phân tích tế bào máu (CBC): đánh giá tình trạng thiếu máu, tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.
Có thể xét nghiệm ferritinđể đánh giá lượng sắt nhằm đưa ra quyết định cung cấp các thực phẩm hay phải bổ sung các viên sắt cho cơ thể.
Đánh giá đông máuxem có mắc các bệnh lý khiến máu khó đông hay không.
Xét nghiệm các chỉ sốTSH, fT3, fT4: để đánh giá các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm Tử cung – Buồng trứng qua đường âm đạo
Phết tế bào cổ tử cung (PAP test)
Sinh thiết nội mạc tử cung
PAP test nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm, cũng như sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Rong kinh diễn ra trong thời gian dài gây ramệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Máu kinh ra nhiều, ồ ạt, mỗi giờ phải thay băng vệ sinh một lần.
Chảy máu âm đạosau mãn kinh.
Xuất hiện các triệu chứng da xanh xao, hoặc kèm đau bụng kinh dữ dộikhi hành kinh, sụt cân.
Nơi điều trị rong kinh
Tại Hà Nội: Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Cách điều trị rong kinh
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của chị em phụ nữ.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh:
Thuốc chống tiêu sợi huyết (axit tranexamic): có tác dụng ngăn chặn quá trình tiêu sợi huyết và phá vỡ cục máu đông qua đó giảm lượng máu chảy.
Bổ sung viên sắt
Thuốc giảm đau bụng kinh: sử dụng các thuốc giảm đau NSAIDs như diclofenac, ibuprofen, naproxenđể làm giảm triệu chứng đau bụng kinh. Tuyệt đối không dùng asprin.
Uống thuốc tránh thai: đặc biệt là thuốc tránh thai hằng ngày, giúp điều hoà hormone của cơ thể, giúp chu kỳ kinh nguyệt về bình thường
Sử dụng vòng tránh thai: trong vòng tránh thai có chứa levonorgestrel(một loại progestin) làm niêm mạc tử cung mỏng đi qua đó làm giảm lượng máu kinh.
Các thủ thuật điều trị có thể là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung)… Tuy nhiên, hạn chế của những thủ thuật này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ được áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.
Cách phòng ngừa rong kinh
Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều;Chườm ấm
Bổ sung thêm các thực phẩm chứa: sắt,vitamin C, vitamin B.
Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt;
Ăn ngải cứu hằng ngày vì theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt,giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh;
Bổ sung đầy đủ nướctrong chu kỳ kinh nguyệt (2 đến 2,5 lít) để tăng lưu lượng tuần hoàn.
Tránh những căng thẳng, mệt mỏi, stress để không ảnh hưởng đến nội tiết tố.
Thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần
Rong kinh là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở phụ nữ hiện nay. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về rong kinh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!