Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sâu răng qua bài viết dưới đây nhé

Sâu răng là gì?

Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn khi axit trong miệng ăn mòn trên bề mặt cứng của răng, phát triển thành những lỗ nhỏ trên thân răng hoặc chân răng.

Đối tượng mắc bệnh sâu răng:tất cả mọi người, từ trẻ em đến người già.

Nguyên nhân gây sâu răng

Sâu răng phát triển do vi khuẩn và lượng đường cao trong thức ăn tồn tại thời gian đủ lâu trong khoang miệng:

    • Khi ăn nhiều đường, tinh bột vàvệ sinh răng miệng không kỹ, vi khuẩn sẽ tăng trưởng và hình thành mảng bám trên răng Lớp vôi răng này không chỉ cứng, khó đánh tan mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu và phát triển.
    • Các axit trong mảng bám sẽ loại bỏ các khoáng chất trong men rănggây ra những lỗ nhỏ.
    • Khi các vùng men răng bị mòn, vi khuẩn và axit xâm nhập vào lớp ngà răng có các ống nhỏ thông trực tiếp với dây thần kinh gây ra tình trạng đau rănghoặc khiến răng nhạy cảm hơn.
    • Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển vào trong tủy răng có chứa dây thần kinh và mạch máu khiến sưng tấy, kích ứngvà gây đau có thể lan ra ngoài chân răng đến tận xương.

Các triệu chứng xuất hiện

Xem thêm

Tùy vào vị trí răng bị sâu và tình trạng mà các triệu chứng cũng có sự khác biệt.

Xuất hiện cảm giác đau răng (có thể đau liên tục nhưng cũng có khi đau từng cơn) nhưng không có bất kỳ tác động nào. Tức cơn đau răng tự phát, không tìm được nguyên nhân 

*Cơn đau răng xuất hiện mà không có nguyên nhân

    • Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn uống.
    • Khi ăn những thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh, răng thường có cảm giác đau dữ dội hơn.
    • Quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy trên răng xuất hiện một lỗ hổng.
    • Trên bề mặt răng xuất hiện mảng bám có màu đen hoặc nâu rõ rệt. Một vài trường hợp nặng có thể nghe thấy mùi hôi từ vị trí răng bị sâu.
    • Khi cắn, nghiến, cảm giác răng đau nhiều hơn

Biến chứng nguy hiểm

Sâu răng nếu không điều trị sẽ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ngay cả đối với trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn như:

    • Đau, sưng hoặc có mủ quanh răng, cản trở sinh hoạt hàng ngày.
    • Hư hoặc gãy răng.
    • Gặp khó khăn khi nhai khiến sụt cân.
    • Mất răng hoặc răng dịch chuyển sau khi mất răng gây ảnh hưởng ngoại hình, thiếu tự tin.
    • Áp xe răng(một túi mủ do nhiễm vi khuẩn) có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp nha sĩ

Hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như:

    • Chảy máu nướu răng.
    • Sưng hoặc mủ quanh răng.
    • Khó nhai.
    • Dấu hiệu nhiễm trùng.
    • Khuôn mặt bị sưng.
    • Tình trạng đau răng không thuyên giảm.

Cách chẩn đoán bệnh

    • Khám răng miệng: Kiểm tra răng miệng 2 lần/nămlà cách tốt nhất để phát hiện sâu răng sớm và có các biện pháp khắc phục kịp thời.
    • Chụp X-quangcho thấy các lỗ sâu răng.

Các cách điều trị bệnh sâu răng

    • Dùng Florua: Đây là phương pháp dùng florua ở dạng lỏng, gel, bọt hoặc dầu bóng để chải lên răng. Cách này giúp phục hồi men răng và đôi khi có thể đảo ngược tình trạng sâu răng ở giai đoạn rất sớm.
    • Trám răng: là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển ngoài giai đoạn sớm nhất bằng cách khoan mô bị phân hủy và lấp đầy lỗ bằng vật liệu khác nhau như nhựa tổng hợp có màu răng, sứ hoặc hỗn hống nha khoa (chất dùng để thay thế mô răng hư tổn do sâu răng gây ra hoặc phục hồi các chấn thương nứt vỡ làm hư hại mô răng).
    • Lắp răng sứ: Đối với sâu răng nặng hoặc răng yếu, bạn có thể cần lắp răng sứ.
    • Lấy tủy: Khi sâu răng vào bên trong tủy răng cần phải lấy tủy răng, sau đó lấp đầy ống tủy và buồng tủy bằng một vật liệu trám đặc biệt để sửa chữa và cứu chiếc răng bị hư hỏng nặng hoặc bị nhiễm trùng thay vì nhổ bỏ.
    • Nhổ răng: Một số răng bị sâu nặng đến mức không thể phục hồi và phải nhổ bỏ. Nhổ răng có thể để lại khoảng trống và sẽ làm các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

Biện pháp phòng ngừa

    • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng, tốt nhất sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
    • Làm sạch kẽ răng hàng ngày bằng  chỉ nha khoa hoặc chất làm sạch kẽ răng.
    • Sử dụng  nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Nhiều loại nước súc miệng còn có thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mảng bám.
    • Xây dựng một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và hạn chế ăn vặt. Tránh ăn những thức ăn chứa nhiều carbohydrate như bánh quy, kẹo, khoai tây chiên, vì chúng có thể để lại trên bề mặt răng.
    • Uống nước có chứa fluoride ít nhất một lít mỗi ngày để giảm nguy cơ sâu răng cửa.
    • Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và loại bỏ mảng bám.

Sâu răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân, khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Điều trị sâu răng cửa rất khó khăn nếu để tổn thương càng nặng hơn. Vì vậy, hãy ngăn ngừa sớm và cố gắng phát hiện sớm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tình trạng sâu răng. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts