Trẻ đi học hay bị ốm hơn ở nhà là vấn đề luôn khiến bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách xử trí như thế nào hiệu quả. Vậy tại sao trẻ đi học hay bị ốm?Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ đi học hay bị ốm là gì?

Tại sao trẻ đi học hay ốm nhưng thời gian ở nhà lại rất khỏe mạnh? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Sau đây là một số nguyên nhân làm cho trẻ đi học mầm non hay bị ốm, cụ thể:

Môi trường sinh hoạt thay đổi

Nhà và trường học là hai môi trường sống hoàn toàn khác nhau. Khi ở nhà, trẻ ít khi ốm vì không tiếp xúc nhiều với các mầm bệnh. Nhưng khi đến trường, trẻ có thể bị lây nhiễm từ bạn bè thông qua việc dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi. Những bệnh trẻ dễ mắc phải tại trường gồm các bệnh về đường hô hấp, cúm, sởi, tay chân miệng, đau mắt đỏ,…

Bên cạnh đó là phòng học nhỏ bí, thường xuyên bật điều hòa cũng tạo điều kiện để virus dễ dàng phát tán. Tất cả các yếu tố này đều làm tăng khả năng trẻ mầm non mắc bệnh truyền nhiễm. 

Tâm lý trẻ bị ảnh hưởng

Trẻ đi mẫu giáo lần đầu bị ốm do gặp phải vấn đề tâm lý như: Sợ phải rời xa người thân, sợ đến trường, đi học, sợ bị bạn bè bắt nạt, không hòa nhập được với môi trường mới,…

Thời gian khai trường nằm trong giai đoạn giao mùa

Mùa thu chính là mùa khai trường và đây cũng là khoảng thời gian thời tiết có nhiều sự thay đổi nhất. Vô tình, sự thay đổi của thời tiết chính là điều kiện tốt nhất để các loại dịch bệnh như cảm cúm hay viêm nhiễm đường hô hấp xuất hiện. 

Bé không được chăm sóc kỹ như ở nhà

Khi ở nhà, trẻ được bố mẹ chăm sóc, bao bọc nhiều hơn là khi đi học. Nhưng ở trường học có rất nhiều trẻ nên thầy cô không thể chăm sóc kỹ càng từng người một được. 

Hơn nữa, chế độ sinh hoạt ở trường có thể điều độ hơn nhưng chất lượng dinh dưỡng có thể không bằng ở nhà. Vì thế, một số trẻ chưa quen được với chế độ ăn ở trường hoặc kén ăn sẽ ăn ít, bỏ ăn, quấy khóc.

Sức đề kháng của trẻ mầm non còn yếu

Phần lớn trẻ độ tuổi mầm non đi học hay bị ốm là do sức đề kháng yếu. Đây là khả năng tự phòng vệ của cơ thể để chống lại sự xâm nhập, gây hại của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sở hữu hệ miễn dịch mạnh mẽ. vì thế rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về thói quen sinh hoạt hoặc môi trường mới. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh truyền nhiễm nên càng dễ ốm hơn. 

Trẻ khi đi học dễ bị mắc bệnh gì?

  • Sốt siêu vi:là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ khi bắt đầu đi học. Trẻ có thể sốt cao đến 39 độ C hoặc hơn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh hô hấp:cúm, Covid-19,… 
  • Tay chân,miệng
  • Bệnh về đường tiêu hóa:tiêu chảy, Bệnh này có thể do ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn hoặc virus gây ra. 

Mách bạn cách xử trí khi trẻ đi học mầm non hay bị ốm

Xem thêm
  • Ba mẹ nên tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho bé ngay từ khi còn ở nhà, trước khi trẻ bước vào độ tuổi đi học.
  • Tiêm vắc-xin là biện pháp giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị,… 
  • Cho con nghỉ ngơi đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng.
  • Tạo cho bé thói quen không dụi mắt, không cắn móng tay, không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, giữ cơ thể sạch sẽ.
  • Dạy con tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. 
  • Cung cấp đủ nước cho con để cơ thể thải độc tố và giúp bé phục hồi nhanh chóng.
  • Cung cấp cho trẻ mầm non chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phục hồi. 
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ mầm non luôn sạch sẽ.

Tóm lại, trẻ đi học mẫu giáo hay bị ốm là nỗi trăn trở của bậc phụ huynh. Vì thế, bạn cần nắm rõ nguyên nhân để đưa ra cách xử trí và phòng tránh tốt nhất.Hy vọng rằng thông qua những thông tin này, ba mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con yêu một cách tốt nhất, đặc biệt khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện trong giai đoạn này.

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts