Tăng kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
21 Tháng hai, 2024
Kali là một hóa chất rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ, bao gồm cả cơ tim. Tình trạng tăng kali máu có thể gây ra những biến chứng nặng NỀ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng đắn. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé
Tình trạng tăng kali máu xảy ra khi hàm lượng kali vượt quá mức 5 mmol/l (so với giới hạn bình thường từ 3,5 – 5 mmol/l).Hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp, đặc biệt là các tế bào ở tim bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nguyên tố Kali.
Khi nồng độ này vượt quá 6,0 mmol/L sẽ gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tăng Kali máu
Nguyên nhân chính của tăng kali máu là rối loạn chức năng thận, các bệnh của tuyến thượng thận, chuyển dịch kali ra khỏi tế bào vào hệ tuần hoàn máu và thuốc.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nồng độ Kali ở mức bình thường (từ 3,6 đến 5,2 mmol/l). Vì vậy, những bất thường của thận (như suy thận, sỏi thận, viêm thận,…) sẽ dẫn đến sự thay đổi lượng Kali trong máu.
Các thuốc chữa tăng huyết áp và bệnh về tim mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc tăng Kali máu.
Một số loại thảo dược sử dụng lâu dài có khả năng làm tăng Kali máu như cây cỏ sữa, hoa loa kèn, nhân sâm Siberia, quả táo gai, chiết xuất từ da và nọc độc của cóc khô.
Triệu chứng Tăng kali máu
Xem thêm
Các triệu chứng tăng kali máu gây ra phụ thuộc vào nồng độ kali trong máu của bạn.
Sự rối loạn Kali sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng đáng kể tại các cơ bắp và tim như:
Tăng kali máu gây ra hiện tượng co cứng cơ. đau, nhức mỏi cơ thể. Điều này làm bạn cảm thấy lừ đừ và không có sức sống.
Trên cơ tim, nó làm tim đập không đều, có thể nhanh hoặc chậm. Hồi hộp, căng tức lồng ngực sẽ khiến bạn khó chịu.
khó thở, tức ngực. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể bạn sẽ cảm thấylồng ngực bị bóp nghẹn lại.
Ngứa da, dị cảm da
Buồn nôn, nôn,Mệt mỏi
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng Kali máu
Tăng kali máu là một tình trạng cấp cứu nội khoa, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong nhanh chóng.
Tăng Kali máu có thể xảy ra một cách đột ngột, gây ra những biến đổi bất thường tại tim như loạn nhịp và rất dễ dẫn đến các cơn đau tim
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
Khó thở.
Yếu cơ hoặc mệt mỏi.
Đau bụng dữ dội, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Mạch yếu, đau ngực hoặc có dấu hiệu đau tim
Nơi khám và chẩn đoán tăng Kali máu
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Dược, ….
Chẩn đoán bệnh tăng Kali máu
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tăng kali máu. Bác sĩ sẽ thường xuyên làm các xét nghiệm máu trong quá trình kiểm tra hàng năm hoặc nếu gần đây bạn đã bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Bất kỳ vấn đề nào có liên quan tới nồng độ kali của bạn sẽ hiển thị trên các xét nghiệm này.
Đo điện tâm đồ (ECG) để nhận biết sự thay đổi của nhịp tim khi tăng Kali máu.
Đánh giá điện tim để chẩn đoán tăng kali má
Điều trị bệnh tăng Kali máu
Mục tiêu tiêu của việc điều trị mức kali cao là giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng kali dư thừa một cách nhanh chóng.
Tuỳ vào mức độ tăng Kali máu sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:
Khi nồng độ kali máu trong khoảng 5 – 5,5 mmol/l: Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn, nên hạn chế sản phẩm giàu kali và thuốc.
Khi nồng độ kali máu ở mức 5,5 – 6 mmol/l: Áp dụng điều chỉnh chế độ ăn, giảm sản phẩm giàu kali và lượng thuốc, tăng quá trình tiêu hóa kali qua đường ruột.
Nồng độ kali máu ở khoảng 6 – 6,5 mmol/l: Sử dụng các loại thuốc hạ kali và chuẩn bị cho quá trình lọc máu cấp cứu.
Nồng độ kali máu >6,5 mmol/l: Yêu cầu thực hiện quá trình lọc máu cấp cứu càng sớm càng tốt.
Biện pháp phòng ngừa tăng Kali máu
Thay đổi chế độ ăn và giảm các thực phẩm nhiều Kali, ví dụ như:chuối, mơ, lê, bưởi, dưa lê, dưa lưới, dưa hấu,…..
Chế độ ăn hạn chế kali (đối với trường hợp nhẹ).
Khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là một số thông tin tổng quát về tăng Kali máu. Hãy chia sẻ cho gia đình và người thân để phát hiện sớm những triệu chứng của tăng Kali máu, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến sức khoẻ.