Tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến ở tất  cả các lứa tuổi. Thường tê bì tay chân chỉ là một phản ứng đơn thuần của cơ thể trước những tác động ngoại nhiễm và sẽ nhanh chóng biến mất. Nhưng nếu tình trạng này liên tục tiếp diễn thì có nghĩa cơ thể bạn đang gặp phải một tình trạng bệnh lý nào đó.Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị tê bì tay chân nhé!

Tê bì chân tay là gì? 

Tê bì chân tay là hiện tượng mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác và có thể cảm thấy ngứa, tê bì, châm chích ở các ngón tay, bàn tay, bàn chân .Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tê bì chân tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay trái, phải kèm theo đau nhức xương khớp, trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý sau:

  • Thói quen tư thế ngồi ( Vắt chéo chân quá lâu,Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài,Mặc quần, tất hoặc giày quá chật): gây áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới ,gây Chèn ép dây thần kinh.
  • Tổn thương da: do phát ban, viêm nhiễm hoặc chấn thương
  • Thiếu vitamin hoặc khoáng chất:Thiếu vitamin B12 gây cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay và chân của bạn.
  • Tác dụng của một số loại thuốc:Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh) có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị từ thuốc điều trị ung thư đến thuốc điều trị động kinh. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chân và tay của bạn.
  • Các chấn thương ở thân, cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá, bàn chân gây ra, ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Các vấn đề ở lưng dưới, chẳng hạn như vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.
  • Nguyên nhân khác: đau nửa đầu, lưu lượng máu đến tay chân bị giảm, rối loạn co giật, đột quỵ, thiếu máu lên não thoáng qua, xơ vữa động mạch,…

Đối tượng có nguy cơ mắc phải (bị) tê bì chân tay?

  • Bệnh nhân có bệnh thần kinh do đái tháo đường.
  • Người nghiện rượu.
  • Người bệnh động mạch ngoại biên.
  • Người bệnh đa xơ hoá.

Triệu chứng của tê bì tay chân

Xem thêm

Triệu chứng khi bị bệnh tê bì chân tay có thể xuất hiện kéo dài liên tục hoặc từng đợt với các biểu hiện như sau:

  • Giảm cảm giác.
  • Chuột rút, nhức mỏi.
  • Xuất hiện các cảm giác bất thường như ngứa ran, tê bì.
  • Châm chích, kiến bò

Biến chứng nguy hiểm

Tê bì chân tay triệu chứng thường nhẹ nên nhiều người có tâm lý chủ quan không chịu đi khám nên sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức thường xuyên, tê buốt cả người khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
  • Ảnh hưởng đến chức năng vận động, đi lại, khó khăn trong sinh hoạt và làm việc;
  • Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng: liệt chi, teo cơ, đại tiểu tiện không tự chủ…

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Tê bì và ngứa ran không rõ nguyên nhân.
  • Chóng mặt.
  • Phát ban.
  • Các cơ co thắt xảy ra thường xuyên, các cơn tê bì tăng lên khi đi bộ.

Nếu triệu chứng xuất hiện liên tục khoảng trên 6 tuần thì cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám sớm. Trong trường hợp tê tay chân chỉ xuất hiện khoảng 1 – 5 tuần có thể do tác nhân cơ học, cần theo dõi thêm.

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra các dấu hiệu bất thường. Một số phương pháp thường được chỉ định thực hiện gồm:

  • Chụp x-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính CT
  • Chụp cộng hưởng MRI
  • Điện cơ đo lường mức độ của cơ bắp

Phương pháp điều trị tê bì chân tay hiệu quả

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây tê bì mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • *Các thuốc sử dụng:
    • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine và milnacipran, đã được phê duyệt để điều trị đau cơ xơ hóa.
    • Thuốc corticoid: Một số corticosteroid có thể giúp giảm viêm mãn tính và tê có liên quan đến các bệnh như MS.
    • Gabapentin và pregabalin: Thuốc ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu thần kinh có thể giúp giảm tê có liên quan đến các bệnh như đau cơ xơ hóa, MS và bệnh đái tháo đường.
  • Vật lý trị liệu.
  • Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như nghiêng, xoay các ngón tay và ngón chân.
  • Sử dụng các kỹ thuật massage nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ và dây thần kinh.
  • Thay đổi lối sống: cải thiện chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng…
  • Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng hoặc nằm để tránh gây áp lực trên tay chân

Biện pháp phòng ngừa

  • Tránh giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, đặc biệt là khi xem TV hoặc làm việc trên máy tính.
  • Tránh tiêu thụ caffeine và đồ uống có cồn vì chúng có thể làm giảm lưu thông máu.
  • Luyện tập thể thao đều đặn.
  • Sử dụng nhiều trái cây tươi theo mùa và rau lá xanh. Tránh sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến và tinh chế.
  • Uống nhiều nước trong ngày để tránh mất nước vì nó có thể khiến máu lưu thông kém.
  • Tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác vì chúng có thể làm quá tải hệ thần kinh.
  • Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng ở tay chân để tránh tê bì, đau nhức.
  • Tránh đi giày không vừa chân để không bị tê chân. Giày cao gót hoặc giày dép chèn ép ngón chân của bạn cũng có thể dẫn đến tê.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về triệu chứng và cách điều trị tê bì tay chân. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts