Xem thêm
Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày cấp tính và triệu chứng viêm dạ dày mạn tính, loét thực quản.
Cách dùng – liều dùng của thuốc A.T Sucralfate 1000mg
– Liều thông thường: 1 gói x 2 lần/ngày, uống khi bụng đói (không được dùng chung với thức ăn), thông thường uống 1 giờ trước khi ăn hay có thể uống vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Điều trị cho đến khi vết loét lành hẳn (kiểm tra bằng nội soi), thời gian điều trị trung bình từ 4 – 8 tuần.
– Phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng:
Liều giảm một nửa, 1 gói một ngày, thường uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đợt điều trị thường không được kéo dài quả 6 tháng.
Không dùng thuốc A.T Sucralfate 1000mg trong trường hợp sau
Sucramed 1000mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Sucramed 1000mg được chỉ định...
180.000₫
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc A.T Sucralfate 1000mg
Cảnh báo tá dược:
– Thuốc có chứa sorbitol, bệnh nhân mắc các rối loạn điều trị về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzyme sucrose – isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
– Tá dược methyl paraben, propyl paraben có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
Thận trọng:
– Thận trọng và tránh điều trị kéo dài với bệnh nhân suy thận. Phụ nữ có thai nên cân nhắc cẩn thận và sử dụng khi thật cần thiết.
– Cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc A.T Sucralfate 1000mg
Thường gặp, ADR > 1/100:
+ Tiêu hóa: Táo bón.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
+ Tiêu hóa: la chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
+ Ngoài da: Ngứa, ban đỏ.
+ Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ.
+ Các tác dụng phụ khác: Đau lưng, đau đầu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
+ Phản ứng mẫn cảm: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to. Dị vật dạ dày.
Hướng dẫn xử trí ADR: Các tác dụng không mong muốn của sucralfate ít gặp và cũng hiếm trường hợp phải ngừng thuốc.
THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Tương tác:
– Việc hấp thu cimetidine, phenytoin và tetracycline có thể giảm đi nếu dùng đồng thời với sucralfate.
– Sucralfate làm giảm hấp thu nhiều thuốc. Vì vậy các thuốc dùng kèm nên uống trước sucralfate 2 giờ.
Tương kỵ:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai. Tuy nhiên, khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
– Chưa biết sucralfate có bài tiết vào sữa hay không. Nếu có bài tiết vào sữa mẹ, lượng sucralfate cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt vì thế trong thời gian dùng thuốc không nên lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và cách xử trí
Quá liều: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều.
Xử trí: Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Hạn dùng và bảo quản A.T Sucralfate 1000mg
BẢO QUẢNG: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TRƯỚC KHI DÙNG NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ
KHÔNG DÙNG THUỐC QUÁ HẠN SỬ DỤNG GHI TRÊN NHÃN
Nguồn gốc, xuất xứ A.T Sucralfate 1000mg
Sản xuất tại nhà máy: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN
LÔ C16, Đưởng Số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
Dược lực học
– Sucralfate là một muối nhôm của sulfate disaccharide có tác dụng làm liền sẹo ổ loét (thông qua cơ chế bảo vệ tế bào).
– Sucralfate gel tạo thành một phúc với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ để kết dính với ổ loét, làm thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của dịch dạ dày, pepsin và muối mật.
Ngoài ra sucralfate gel còn kích thích sự tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.
Dược động học
Có tới 5% phần disaccharide và dưới 0,02% nhôm được hấp thu vào cơ thể sau khi uống 1 liều sucralfate.
Phần lớn thuốc được đào thải ra phân. Chỉ một lượng rất nhỏ sucralfate được hấp thụ bởi đường dạ dày – ruột và được thải trừ qua đường thận.
Chưa có đánh giá nào.