Xem thêm
Viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và mạn tính.
Trào ngược dạ dày – thực quản.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Alumag-S
Trẻ em: Uống ½ – 1 gói/ lần x 2 -4 lần/ ngày.
Người lớn: Uống 1 gói/ lần x 2 – 4 lần/ ngày.
Uống vào giữa các bữa ăn, hoặc sau ăn 30 phút -2 giờ, tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.
Không dùng thuốc Alumag-S trong trường hợp sau
Be-Stedy 24mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Be-Stedy 24mg được chỉ định...
193.200₫
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Không nên dùng cho trẻ < 3 tháng tuổi.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Alumag-S
Suy thận.
Đang dùng các thuốc khác:Xem chi tiết ở mục tương tác thuốc.
Trẻ < 1 tuổi, chỉ dùng khi thật cần thiết.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Alumag-S
Liên quan đến nhôm hydroxyd: Có thể gây táo bón. Dùng liều cao và kéo dài các thuốc kháng acid có chứa nhôm sẽ gây cản trở sự hấp thu phosphat dễ dẫn tới nguy cơ bị xốp và loãng xương.
Liên quan đến magnesihydroxyd: Có thể gây tiêu chảy. Người bị suy chức năng thận có thể xảy ra tình trạng tăng magnesi-huyết khi dùng thuốc.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Khi dùng chung thuốc với: Quinidin, captopril, gabapentin, sucralfat, digoxin, các chế phẩm có chứa sắt, isoniazid, phenothiazin, tetracyclin, các vitamin tan trong dầu (nhất là vitamin D),… sẽ gây cản trở sự hấp thu, dẫn đến sự suy giảm hoặc mất tác dụng của các thuốc này.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, nhưng nên tránh dùng liều cao kéo dài.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng: Gây tiêu chảy do tác dụng của muối magnesi hoà tan trên đường ruột.
Xử trí: Khi xảy ra quá liều, phải ngưng dùng thuốc và dùng các biện pháp chữa trị triệu chứng thích hợp.
Hạn dùng và bảo quản Alumag-S
Bảo quản: Nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng ghi trên nhãn.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ
Nguồn gốc, xuất xứ Alumag-S
CTY CP DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARM
27 Nguyễn Thái Học, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang. Nhà máy: K. Thạnh An, P. Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, An Giang.
Dược lực học
Nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd kết hợp với simethicon sẽ làm tăng lớp bao bảo vệ màng niêm mạc dạ dày. Simethicon có tác dụng phá bọt do làm giảm sức căng bề mặt của các bọt khí, do đó có tác dụng chống lại chứng sinh hơi và chứng khó tiêu.
Nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd làm tăng pH dịch dạ dày sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin – tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Ngoài ra hai hoạt chất này thường được kết hợp với nhau nhằm làm giảm tác dụng phụ thường gặp ở đường tiêu hóa (nhôm hydroxyd gây táo bón, magnesi hydroxyd gây tiêu chảy).
Dược động học
Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Khoảng 17-30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Vì thế ở những người suy thận sẽ có sự tích lũy – thường ở xương và hệ thần kinh trung ương – gây ngộ độc nhôm. Ở ruột non, nhôm clorid chuyên nhanh thành muối nhôm kiếm không tan, kém hấp thu, sẽ được thải qua phân.
Nhôm hydroxyd phối hợp với phosphat khi ăn vào sẽ tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu và chứng giảm phosphatnước tiểu.
Magnesi hydroxyd sau khi uống phản ứng nhanh với acid clohydric dạ dày tạo thành magnesi clorid và nước. Nó thường được thải qua phân ở dạng muối magnesi tan và không tan. Một lượng nhỏ của những dẫn xuất có thể được hấp thu và thải qua nước tiểu.
Chưa có đánh giá nào.