Xem thêm
– Bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính (Viêm gan, di chứng của viêm gan, loạn chức năng gan, tổn thương nhu mô gan, xơ gan).
Cách dùng – liều dùng của thuốc Atihepam 500mg
Thông thường liều điều trị là 3-6g x3 lần/ ngày, dung trong 1 tuần
Liều này có thể dùng được tiếp tục trong 3-4 tuần nữa.
Không dùng thuốc Atihepam 500mg trong trường hợp sau
Suy thận cấp và mãn tính.
Creatinin huyết thanh dưới mức 3mg/100ml.
Chưa có ghi nhận về những phản ứng phụ gây ra do acid amin.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Atihepam 500mg
Thận trọng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Atihepam 500mg
– Hiếm gặp: Buồn nôn, nôn, không cần ngưng điều trị.
THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
– L-ornithin L-aspartat tiệm bản chất là acid amin do đó được dung nạp tốt, cho đến nay chưa có báo cáo về tương tác với các thuốc khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Dùng thuốc khi tác dụng lợi ích điều trị lớn hơn tác dụng phụ của thuốc mang lại.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây tác động cho người lái xe và vận hành máy móc
Quá liều và cách xử trí
Chưa có báo cáo.
Liều LD 50 của L-ornithin L-aspartat ở chuột đực và chuột cái từ 3.817 – 4.690 g/kg, dùng đường tiêm tĩnh mạch. Những nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu cử động ngẫu nhiên ở động vật dùng thuốc, nhưng không thấy dấu hiệu ngộ độc thuốc
Hạn dùng và bảo quản Atihepam 500mg
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.
ĐỂ XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SĨ
KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC QUÁ HẠN DÙNG GHI TRÊN NHÃN
THUỐC NÀY CHỈ SỬ DỤNG THEO ĐƠN BÁC SĨ
Nguồn gốc, xuất xứ Atihepam 500mg
NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM AN THIÊN
C16, Đường Số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
Dược lực học
– L-ornithin-L-aspartat là một phức hợp muối kép, khi vào cơ thể hợp chất này phân ly thành hai acid amin là L-ornithin và L aspartat. Hai acid amin này là nguyên liệu tham gia vào chu trình urê và quá trình tổng hợp glutamin. Sự tổng hợp glutamin ở nội bào còn nguyên vẹn là phương tiện rất hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng amoniac đi vào chu trình tổng hợp urê.
Do đó, sự phối hợp L-ornithin và L-aspartat có tác dụng tương hộ trong quá trình làm giảm nồng độ amoniac (amoniac trong máu được sinh ra do phân hủy protid, gan có nhiệm vụ biên amoniac máu thành urê).
Ngoài ra, ornithin và aspartat còn gián tiếp tham gia tạo ra năng lượng ATP để cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp urê và kích thích sự hoạt động các chức năng khác của gan. Đặc biệt chức năng chuyển hóa mỡ và tái tạo nhu mô gan. Đây là chức năng quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ và điều trị viêm gan. Khi gan bị viêm do siêu vi hay do hóa chất như thuốc điều trị lao, do uống nhiều rượu, do điều trị bệnh ung thư, do ngộ độc thuốc trừ sâu thì nhu mô gan bị phá hủy, từ đó men gan tăng lên.
Khi làm xét nghiệm cho bệnh nhân viêm gan, chỉ số men gan tăng càng cao thể hiện tình trạng viêm gan càng nặng. Nhưng sau khi dùng L-ornithin- L- aspartat, kết quả cho thấy trên nhiều bệnh nhân đã được nghiên cứu thì triệu chứng bệnh gan cải thiện rất tốt, chỉ số men gan giảm nhanh, tình trạng xơ mỡ cũng cải thiện rõ rệt.
Dược động học
– Sau khi tiêm tĩnh mạch, L-aspartat sẽ chuyển hóa theo 3 cách chính như sau:
+ Liên kết với protein mô bằng liên kết protein.
+ Tạo năng lượng, chuyển hóa thành glycogen và triglycerid.
+ Chuyển hóa thành những acid amin không thiết yếu và những hợp chất hydro khác.
– L-Ornithin cũng được chuyển hóa theo 3 cơ chế chính như sau:
+ Theo chu trình urê thành chất chuyển hóa trung gian.
+ Với tác dụng của decarboxy enzym để tổng hợp polyamid
+ Chuyển amin tạo thành O-glutamat semialdehyd và glutamic acid
– Thải trừ:
Chủ yếu qua thận qua chu trình urê dưới dạng amoniac.
Chưa có đánh giá nào.