Xem thêm
Atropin là một alkaloid kháng muscarin, thuộc nhóm hợp chất amin bậc 3, có khả năng tác động cả vào trung ương và ngoại biên. Atropin ức chế cạnh tranh với acetylcholin tại các thụ thể muscarin của các cơ quan chịu sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm. Bằng cách làm giảm tác dụng của acetylcholin, atropin làm giãn các cơ trơn như cơ trơn đường tiêu hoá, đường tiết niệu và các cơ quan khác. Điều này giúp giảm cơn co thắt cơ trơn và tăng thông lưu trong hệ tiêu hoá và tiết niệu. Ngoài ra, atropin còn có khả năng ức chế tác dụng của acetylcholin lên thụ thể nicotinic, nhưng tác dụng này ít quan trọng hơn so với tác dụng của nó lên thụ thể muscarin.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Atropin Sulfat 0,25mg Hataphar
Liều dùng
Đối tượng |
Liều dùng (một ngày) |
Trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi |
0,1-0,15mg |
Trẻ từ 30 tháng – 6 tuổi |
0,1-0,25mg |
Trẻ từ 7-15 tuổi |
1-2 viên |
Người lớn và trẻ >15 tuổi |
1-4 viên (chia 4 lần, uống tùy theo tình trạng bệnh) |
Liều lượng được nêu trên chỉ là liều trung bình và cần được chỉ định bởi bác sĩ tùy theo từng trường hợp sử dụng thuốc.
Cách dùng Atropin Sulfat 0,25mg Hataphar
Sử dụng trực tiếp bằng cách nuốt nguyên viên, uống kèm theo một cốc nước nhỏ.
Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định, và không được tăng hoặc giảm liều mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên liên tục thông báo tình trạng bệnh cho bác sĩ để nhận được lời khuyên và điều chỉnh liệu trình khi cần thiết.
Không dùng thuốc Atropin Sulfat 0.25mg trong trường hợp sau
Somastop 1g
Somastop 1g là thuốc gì ?
Cốm pha hỗn dịch uống SOMASTOP 1g...
0₫
Vui lòng không sử dụng thuốc nếu bạn có bất kỳ mẫn cảm nào đối với thành phần của thuốc.
Thuốc này không được sử dụng trong trường hợp phì đại tiền liệt tuyến, bệnh Myasthenia gravis, thiên đầu thống, bệnh liệt ruột hoặc môn vị hẹp.
Không dùng thuốc này cho trẻ em trong điều kiện thời tiết nóng hoặc khi trẻ đang có sốt cao.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Atropin Sulfat 0.25mg
Tác dụng không mong muốn
Tần suất |
Cơ quan bị ảnh hưởng |
Tác dụng phụ |
Thường gặp |
Toàn thân |
Khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản |
Mắt |
Giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng |
Tim mạch |
Chậm nhịp thoáng qua, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và loạn nhịp |
Thần kinh trung ương |
Lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích |
Ít gặp |
Toàn thân |
Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn |
Tiết niệu |
Đái khó |
Tiêu hoá |
Giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hoá, dẫn đến táo bón |
Thần kinh trung ương |
Lảo đảo, choáng váng |
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Thuốc |
Tương tác |
Rượu |
Giảm khả năng tập trung |
Thuốc kháng acetyl cholin khác |
Tăng tác dụng kháng acetyl cholin cả ngoại vi và trung ương |
Thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Butyrophenon, Phenothiazin |
Tăng tác dụng của Atropin |
Các thuốc khác |
Giảm hấp thu vì Atropin làm giảm nhu động dạ dày |
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Tuy chưa xác định được nguy cơ độc của Atropin đối với phôi và thai nhi, tuy nhiên, cần thận trọng trong những tháng cuối của thai kỳ do có thể gây tác động không mong muốn đối với thai nhi.
Thời kỳ cho con bú: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, do đó cần tránh sử dụng thuốc này kéo dài trong thời kỳ cho con bú. Trẻ em nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, và do đó cần hết sức cẩn trọng.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Trong quá trình lái xe hoặc vận hành máy móc, không nên sử dụng thuốc do tác dụng phụ của nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tỉnh táo của người sử dụng.
Quá liều và cách xử trí
Quên liều
Nếu bệnh nhân quên một liều nhưng không quá lâu so với thời điểm thông thường (khoảng 3-4 tiếng), hãy uống khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quên liều quá lâu so với thời điểm thông thường (>24 tiếng), hãy sử dụng thuốc như bình thường và không bù các liều đã quên bằng cách uống gấp đôi liều. Việc uống dồn có thể dẫn đến tình trạng quá liều, do đó cần tránh.
Quá liều
Khi xảy ra trường hợp ngộ độc, các biểu hiện thường bao gồm giãn đồng tử, nhịp tim tăng, thở nhanh, sốt cao và kích thích hệ thần kinh trung ương (như bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp và có thể gây tử vong.
Nếu ngộ độc là do uống quá liều, cần tiến hành rửa dạ dày và nên cho bệnh nhân uống than hoạt trước đó. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ. Trong trường hợp bị kích thích và co giật, có thể sử dụng diazepam.
Hạn dùng và bảo quản Atropin Sulfat 0.25mg
Hãy bảo quản thuốc sao cho vỉ thuốc không bị rách, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí trong thời gian dài. Việc tiếp xúc với không khí có thể làm oxy hóa các hoạt chất của thuốc và ảnh hưởng đến chất lượng của nó.
Lưu trữ thuốc ở nơi khô ráo và xa tầm tay trẻ em.
Đảm bảo nơi để thuốc có nhiệt độ ổn định và không vượt quá 30 độ C, đồng thời tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nguồn gốc, xuất xứ Atropin Sulfat 0.25mg
SĐK: VD-16904-12.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam.
Dược lực học
Atropin là thuốc kháng acetyl cholin (ức chế đối giao cảm)
Dược động học
Hấp thu: Atropin sulfate hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua mắt và một phần qua da. Thuốc có sinh khả dụng theo đường uống khoảng 50%.
Phân bố: Thuốc đi vào máu và phân bố nhanh, khắp cơ thể. Atropin có thể đi qua hàng rào máu bão, qua nhau thai và qua sữa mẹ.
Chuyển hóa và thải trừ: Atropin chuyển hóa 1 phần tại gan, thuốc được đào thải qua thận với tỉ lệ khoảng 50% nguyên dạng, còn lại là dạng chuyển hóa. Thời gian bán thải của Atropin kéo dài khoảng 2-5 giờ, thời gian này dài hơn ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Chưa có đánh giá nào.